CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh
4.2.6. Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Với quan điểm nguồn nhân lực là nguồn tài sản quý giá nhất. Đào tạo và nâng cao năng lực quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhân viên chuyên sâu hơn nữa về mặt chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, am hiểu pháp luật trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để đảm bảo tốt hơn nữa công việc chuyên môn tại Chi nhánh đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, năng động. Chi nhánh nên đề xuất các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cho nhân viên đồng thời Chi nhánh nghiêm khắc xử phạt trƣờng hợp cán bộ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc có hành vi không trung thực trong việc thu thập và xử lý số liệu của khách hàng gây ảnh hƣởng đến Ngân hàng. Cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ quản trị và cán bộ tác nghiệp.
- Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay đòi hỏi phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn ngƣời có đủ năng lực và phẩm chất thực sự để điều hành hoạt động có hiệu quả. Việc bố trí các cán bộ có năng lực, đạo đức phẩm chất tốt sẽ nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ tác nghiệp nắm rõ các quy trình tín dụng.
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có
những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng.
- Lãnh đạo Chi nhánh cần bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
- Cần có các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm thực tế về chấm điểm hệ thống tín dụng nội bộ giữa các Chi nhánh khác để nâng cao tính hiệu quả và chính xác trong việc đo lƣờng rủi ro tín dụng để có quyết định cấp tín dụng chính xác hơn. Tăng cƣờng công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thƣờng xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng nhƣ khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng, đi kèm với đó là phối hợp tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm thực tế, tập huấn với các chi nhánh khác để tích lũy kinh nghiệm.
Xây dựng chế độ đánh giá, khen thƣởng và kỷ luật dựa trên chất lƣợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ liên quan..