Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu và nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 121 - 123)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

4.2.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu và nợ quá hạn

Một dấu hiệu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng rất đặc trƣng đó là nợ xấu, nợ quá hạn ở mức cao. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng cần tìm biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ xấu và nợ quá hạn nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tùy theo từng nguyên nhân mà Ngân hàng đƣa ra biện pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng cũng nhƣ tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi đƣợc vốn vay.

VCB Hà Tĩnh có thể dùng biện pháp khai thác khách hàng vay: khi khách hàng vay gặp rủi ro mà chƣa cần đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng làm tƣ vấn cho khách hàng đƣa ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, chuyển hƣớng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi lại tình trạng kinh doanh của khách hàng....Với đặc thù điều kiện tự nhiên trên địa bàn thƣờng hay chịu ảnh hƣởng bởi thiên tai, lũ lụt, môi trƣờng biển nên VCB Hà Tĩnh cần có những biện pháp hỗ trợ về vốn, cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trƣơng của UBND tỉnh để khôi phục sản xuất, có nguồn để trả nợ.

Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh ro yếu tố chủ quan từ phía cán bộ tín dụng và các bộ phận khác thì Chi nhánh cần có biện pháp mạnh, xử lý kiên quyết theo mức kỷ luật hành chính và bồi thƣờng vật chất có vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm đối vói công việc và hạn chế phần nhiều rủi ro tín dụng.

Công việc xử lý nợ quá hạn đối với Chi nhánh là cấp bách, tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2015 ở mức 7,03%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trong năm 2015 (5%), Chi nhánh cần rà soát các khoản vay, khoanh vùng các khách hàng đặc biệt và đƣa ra phƣơng án xử lý: đôn đốc khách hàng trả nợ, giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của khách hàng, hỗ trợ giảm lãi phạt cho khách hàng.

Trên cơ sở Ban xử lý nợ xấu đã đƣợc VCB thành lập tại Hội sơ chính và tại các Chi nhánh, cần tăng cƣờng tham mƣu cho Ban Giám đốc về hƣớng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các Phòng có liên quan nhƣ Quan hệ khách hàng, Quản lý nợ,

Kiểm tra nội bộ, Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận một cách thích hợp, tham mƣu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Tiếp tục xem xét việc bán nợ cho VAMC để giảm áp lực về nợ xấu, tìm phƣơng hƣớng giải quyết triệt để nợ xấu của một số dự án lớn.

Trong xử lý nợ có vấn đề, VCB Hà Tĩnh cần thực hiện các bƣớc tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã đƣợc thiết lập với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống, cụ thể:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng; Phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

- Lựa chọn phƣơng pháp xử lý: Việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao và chi phí hợp lý.

- Thực hiện kiểm soát song song và xử lý nợ xấu cần đƣợc giao cho một bộ phận độc lập. Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu nếu giao cho Phòng Quan hệ khách hàng thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trƣớc đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Phòng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhƣng lại thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu hơn.

- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Đồng thời, tuân chủ chế độ báo cáo về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với cơ quan quản lý là NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để có những định hƣớng và cảnh báo kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 121 - 123)