Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 107 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về công tác quản trị RRTD tại VCB Hà Tĩnh

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong quản trị rủi ro tín dụng, bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải quan tâm đến rủi ro tín dụng nhƣ là một nguyên nhân cơ bản gay ra phá sản ngân hàng. VCB Hà Tĩnh đã ý thức đƣợc điều đó, đã và đang xây dựng “văn hoá tín dụng” lành mạnh với chƣơng trình quản trị rủi ro tín dụng hƣớng theo chuẩn mực quốc tế. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng luôn đƣợc quán triệt. Do đó có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đạt một số kết quả đáng kể sau:

Một là: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng

Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu đặc biệt tập trung pháp triển nông nghiệp,

nông thôn mới. Nhiều biện pháp và chiến lƣợc phát triển đƣợc chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cƣờng công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình. Nhờ đó, tín dụng tăng trƣởng qua các năm (18,79%; 11,28%; 15,07%), tỷ lệ thu từ tín dụng so với tổng thu nhập luôn chiếm >90%, lợi nhuận từ hoạt động tăng qua các năm (83,292 tỷ (2013); 109,5 tỷ (2014); 145,169 tỷ (2015).

Việc áp dụng hệ thống chấm điểm mới, với những quy định mới chặt chẽ hơn về tài sản đảm bảo về quy trình cho vay....chất lƣợng phân tích, đánh giá khách hàng, thẩm định đƣợc cải thiện do đó nợ xấu đã bƣớc đầu có xu hƣớng giảm (từ 3,46 xuống 2,59), trong khi đó dƣ nợ tăng 11,28% . Điều này cho thấy các biện pháp quản trị RRTD của ngân hàng đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trƣớc đây.

Trong giai đoạn 2013- 2015, VCB Hà Tĩnh đã từng bƣớc kiểm soát đƣợc quy mô, chất lƣợng và an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công tác quản trị tín dụng đã đƣợc tăng cƣờng và đang từng bƣớc đƣợc xử lý theo chuẩn mực quốc tế. Chất lƣợng của những khoản tín dụng gần đây đƣợc nâng cao rất nhiều do việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lƣợng thông tin và hệ thống công nghệ. Là Một trong những chi nhánh Ngân hàng tham gia cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trƣơng của UBND tỉnh, cho vay theo các lĩnh vực ƣu tiên của Chính Phủ và là đơn vị thí điểm cho vay phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết trên địa bàn Hà Tĩnh.

Hai là: Thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo nghiêm túc

Hàng tháng ngoài việc kiểm kê tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện theo nguyên tắc, có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận chức năng: bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán, bộ phận quản lý tài sản đảm bảo. Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo giúp Chi nhánh nắm bắt đƣợc tình hình thực tế về chất lƣợng và giá trị thị trƣờng của tài sản đảm bảo, từ đó điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ từ tài sản đảm bảo của Ngân hàng khi có rủi ro xẩy ra. Đối với tài sản đảm bảo bị giảm giá trị, VCB Hà Tĩnh yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dƣ nợ cho vay.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng đã bám sát, theo dõi biến động của thị trƣờng để có sự kiểm tra, kiểm kê đột xuất nhằm có điều chỉnh kịp thời, hạn chế rủi ro khi thị

trƣờng sụt giảm. Nhờ việc đánh giá lại tài sản đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định đã giảm thiểu tổn thất cho Chi nhánh, tránh đƣợc rủi ro từ tài sản đảm bảo.

Ba là: Phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược

Định hƣớng của Ngân hàng trong những năm vừa qua là hƣớng tới đối tƣợng phát triển các ngành nghề, lĩnh vực ƣu tiên theo đúng chỉ đạo của Chính phủ (Nghị định số 41/2010/NÐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, Nghị định 67 về phát triển thủy sản, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới) cụ thể tỷ lệ dƣ nợ cho vay ngành nông, lâm, thủy sản đều tăng trong 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là (15,31%; 16,75%; 18,36%).

Cơ cấu tín dụng đƣợc điều chỉnh theo hƣớng mục tiêu của VCB là giữ vững tỷ trọng cho vay công nghiệp và thƣơng mại (26,29%; 27,68%; 28,85%), điều chỉnh giảm cho vay lĩnh vực xây dựng trong điều kiện thị trƣờng bất động sản và ngành xây dựng có nhiều biến động, khó khăn, chuyển sang cho vay khách hàng cá nhân; nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dƣ nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao...

Chi nhánh đã phát triển danh mục cho vay theo định hƣớng ngân hàng bán lẻ, tăng cho vay khách hàng cá nhân, cụ thể tỷ lệ cho vay cá nhân tăng nhanh qua các năm (26,76%; 28,51%; 30,48%). Trong điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản phẩm khó tiêu thụ, việc giảm dƣ nợ KHDN và tăng dƣ nợ KHCN là điều hợp lý nhằm giảm thiểu tổn thất, rủi ro xảy ra.

Bốn là: Tuân thủ theo quy trình xử lý rủi ro tín dụng

Chi nhánh tuân thủ, thực hiện theo quy định chung của VCB về: quy trình thẩm đinh và cho vay, quy trình xử lý chứng từ, quy trình kiểm soát, quy trình thu hồi nợ, quy trình tất toán khoản vay, quy trình xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, quy trình chỉ đạo, quy trình phòng ngừa và xử lý rủi ro phát sinh.

Việc xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ của VCB đã làm cho quy trình cấp tín dụng đã đƣợc thể chế hóa tƣơng đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng; Đã có các tiêu chí cấp tín dụng rõ

ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phƣơng án, dự án vay;

Quá trình xử lý rủi ro tín dụng về cơ bản đã tuân thủ các bƣớc: nhận diện, đo lƣờng, ứng phó, kiểm soát rủi ro tín dụng. Các bƣớc đã có sự phân công bộ phận, phòng ban thực hiện nhằm đảm bảo sự chặt chẽ và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 107 - 110)