Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 85 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

3.3.2. Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

3.3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

Nhận diện rủi ro tín dụng là việc ngân hàng nhận ra những hoạt động làm gia tăng khả năng tổn thất lợi ích cho ngân hàng. Thông thƣờng Ban lãnh đạo khó xác định đƣợc hết các rủi ro mà chỉ quản lý đƣợc tới mức tối đa có thể những khoản rủi ro của ngân hàng mình, do đó không thể có biện pháp quản trị tốt đối với các rủi ro chƣa nhận diện đƣợc. Vấn đề đặt ra cho VCB Hà Tĩnh là luôn luôn theo dõi các rủi ro đang có và nhận diện rủi ro mới một cách hệ thống là rất cần thiết. Nó đặc biệt quan trọng xuyên suốt trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng. Hiện tại VCB Hà Tĩnh nhận diện rủi ro tín dụng của khách hàng đƣợc thực hiện thông qua:

 Thứ nhất, nhận biết rủi ro trƣớc khi cho vay

a>Tiếp xúc khách hàng

Việc tiếp xúc khách hàng không chỉ với mục đích nhận diện rủi ro tín dụng mà còn kết hợp tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ chi nhánh nắm bắt nhu cầu của khách hàng, qua đó có giải pháp hữu hiệu phát triển dịch vụ nhằm tăng trƣởng dƣ nợ, tăng thu tín dụng và ngoài tín dụng. Trong những năm vừa qua VCB Hà Tĩnh đã tổ chức một số hội nghị tiếp xúc khách hàng (ví dụ: Hội nghị tiếp xúc khách hàng về dịch vụ kiều hối tháng 04/2013, Hội nghị tiếp xúc khách hàng về dịch vụ tín dụng tháng 04/2014), kết hợp với việc cán bộ tín dụng đến các địa bàn, trao đổi trực tiếp với ngƣời dân, doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng vốn vay cũng nhƣ nhu cầu gửi tiết kiệm, các hoạt động này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín cho VCB. Việc tiếp xúc khách hàng cũng giúp VCB Hà Tĩnh phân loại khách hàng cũng nhƣ nhu cầu tín dụng của khách hàng rõ ràng hơn. Đồng thời, việc tiếp xúc khách hàng cũng giúp các cán bộ tín dụng loại bỏ một số đối tƣợng khách hàng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của Ngân hàng thông qua các bảng điều tra các câu hỏi liên quan đến tình hình kinh tế của ngƣời dân hoặc doanh nghiệp.

Trong quá trình tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cũng cần xem xét các dấu hiệu rủi ro. Cán bộ quan hệ khách hàng của VCB Hà Tĩnh sau khi hƣớng dẫn và tƣ vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã đƣợc ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp nhƣ thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ đƣợc CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.

RRTD trƣớc khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung với các dấu hiệu nhƣ:

- Khách hàng nôn nóng vay đƣợc tiền bằng mọi giá nhƣ sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thƣờng.

- Không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dãi chấp nhận các điều khoản ngân hàng đƣa ra cho dù nó có thể bất lợi cho ngƣời vay.

- Hồ sơ vay vốn đầy đủ, cập nhật và hoàn hảo.

Tiếp theo, CBTD tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tƣơng lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay, Ngân hàng đã đƣa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả.

b>Phân tích tình hình tài chính của khách hàng

Sau khi tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ thu thập hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản thế chấp và hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ. Hiện tại cán bộ tín dụng tại VCB Hà Tĩnh đang làm khá tốt nhiệm vụ này, thông qua thu thập, phân tích các số liệu, dựa trên khảo sát thực tế, cán bộ tín dụng nhận diện đƣợc rủi ro mà Ngân hàng sẽ gặp phải và đƣa ra quyết định cuối cùng về việc cho vay đối với khách hàng. Việc phân tích tình hình tài chính khách hàng đƣợc thực hiện theo các bƣớc:

sau đó kiểm tra, xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

Bƣớc 2: Sau khi đã kiểm tra xong, nếu hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập thông tin về khách hàng. Phân tích, thẩm định khả năng của khách hàng một cách khách quan.

Đối với Khách hàng doanh nghiệp:

- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tƣ cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức: Thông qua hồ sơ pháp lý (Đăng ký kinh doanh của Công ty, điều lệ, hồ sơ năng lực, hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có))

- Đánh giá khả năng tài chính:

+ Thông qua thu thập hồ sơ báo cáo tài chính, ở bƣớc này cán bộ tín dung sẽ kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trƣớc khi bắt đầu đi vào phân tích. Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán, tránh trƣờng hợp làm đẹp báo cáo tài chính làm sai lệch đánh giá của ngân hàng.

+ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính thông qua các chỉ số tài chính liên quan.

+ Tình hình sản xuất và bán hàng: Cán bộ tín dụng thu thập hóa đơn đầu vào và đầu ra, kèm các chứng từ giao nhận hàng hóa, sổ kho của khách hàng.

- Đánh giá tài sản đảm bảo: Liên quan đến các hồ sơ tài sản mà Công ty cung cấp, cán bộ tín dụng phải xem xét giá trị pháp lý của hồ sơ, xem xét tính khả dụng của tài sản đảm bảo, mối quan hệ giữa bên bảo đảm và bên đƣợc bảo đảm. Trƣờng hợp bên Bảo đảm không là Công ty thì cán bộ tín dụng thu thập thêm hồ sơ liên quan và xem xét tƣ cách pháp lý của bên Bảo đảm.

Đối với khách hàng cá nhân:

- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tƣ cách và năng lực pháp lý: Thông qua hồ sơ pháp lý (Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu khách hàng vay, giấy tờ bất động sản (nếu có))

+ VCB Hà Tĩnh vẫn đang tăng cho vay phát triển mảng bán lẻ, các hộ kinh doanh nhỏ, các gia đình vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, thủy sản vì vậy mà đối tƣợng khách hàng chủ yếu là kinh doanh tự do, thu nhập không có chứng từ cụ thể, chính vì vậy mà các cán bộ tín dụng đánh giá dựa trên chủ quan, uy tín.

+Tình hình sản xuất và bán hàng: Đối với các hộ dân kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, cán bộ tín dụng thu thập hóa đơn đầu vào và đầu ra hoặc phiếu thu, kèm các chứng từ giao nhận hàng hóa, sổ sách bán hàng.

Đánh giá tài sản đảm bảo: Liên quan đến các hồ sơ tài sản mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phải xem xét giá trị pháp lý của hồ sơ, xem xét tính khả dụng của tài sản đảm bảo, mối quan hệ, tƣ cách pháp lý giữa giữa bên bảo đảm và bên đƣợc bảo đảm.

Sau khi đã phân tích tình hình sản xuất, bán hàng, cán bộ tín dụng tiếp tục phân tích tình hình quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng: Việc phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng là điều kiện bắt buộc trƣớc khi xem xét duyệt khoản vay, bởi các quan hệ tín dụng trong quá khứ sẽ giúp ngân hàng đánh giá đƣợc mức độ rủi ro mà khách hàng sẽ đem lại cho ngân hàng. Hiện tại, các cán bộ tín dụng tại VCB Hà Tĩnh đang sử dụng hệ thống tra cứu thông tin tín dụng CIC, theo đó sẽ phản ánh tất cả các mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng với VCB nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

Sau khi xem xét, đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng đƣa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng, sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết).

Bƣớc 3: Trình lên ban lãnh đạo ngân hàng để ra quyết định cho vay, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách tín dụng là ngƣời quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng.

Trong quá trình thẩm định trƣớc khi cho vay, cán bộ tín dụng cũng nhƣ các cấp lãnh đạo có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn của những món vay để từ đó yêu cầu về tài sản cũng nhƣ đƣa ra những điều kiện cho khách hàng vay.

Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD, đề xuất GHTD và báo cáo kết quả thẩm định độc lập trên, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với GHTD (nếu đƣợc chấp nhận) sẽ chính thức đƣa ra.

Khi ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cho vay thì quá trình giải ngân đƣợc bắt đầu, đồng thời TSĐB cũng phải đƣợc đáp ứng. Việc giải ngân buộc phải có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo phòng trở lên.

Các khoản tín dụng có thể đƣợc giải ngân thành nhiều lần khác nhau do thời hạn dài, giá trị khoản vay lớn hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, trong trƣờng hợp này nguyên tắc quản trị rủi ro là phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các các dấu hiệu bất thƣờng; khách hàng rút lƣợng tiền lớn bất thƣờng hoặc liên tục, các khoản nợ khác của khách hàng này có dấu hiệu khó đòi, những biến động lớn gây bất lợi cho ngành kinh doanh của khách hàng.

Thứ hai: Nhận biết rủi ro tín dụng qua quá trình kiểm tra giám sát vốn vay

Các cán bộ tín dụng tại VCB đƣợc chỉ đạo kiểm tra giám sát vốn vay định kỳ: Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Hàng quý, cán bộ tín dụng phải đến cơ sở kinh doanh của công ty để thu thập toàn bộ thông tin về khách hàng, về các báo cáo tài chính để cán bộ tín dụng nhập lại toàn bộ trên hệ thống chấm điểm khách hàng, để đánh giá lại khách hàng, in và lƣu hồ sơ, điều chỉnh bậc xếp hạng nếu cần thiết.

Đối với khách hàng là cá nhân: Đối với món vay lớn hơn 500 triệu, ngày sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay: chứng từ, hóa đơn, sổ sách ghi chép, hàng hóa mua sắm,…

Định kì hàng tháng cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện phƣơng án, phân tích tình hình tài chính, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng, đặc biệt với tài sản đảm bảo là động sản, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm theo quy định.

Ngoài ra việc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt vốn là rủi ro dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể câu kết với khách hàng, làm giả hồ sơ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Tóm lại, vấn đề nhận dạng rủi ro cho vay đã đƣợc Chi nhánh triển khai. Điều này đã giúp Chi nhánh phát hiện ra những dấu hiệu, nguy cơ dẫn đến rủi ro trong quá

trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Song, vẫn còn tồn tại thiếu sót, đặc biệt là đối với những khách hàng lớn và có uy tín, khách hàng vay vốn thƣờng xuyên thì công tác phân tích, thẩm định và kiểm tra thực tế nhiều khi còn sơ sài và chƣa chặt chẽ, thậm chí có thái độ nể nang, qua loa.

Tuy nhiên, VCB Hà Tĩnh vẫn chƣa xây dựng đƣợc hệ thống nhận diện, cảnh cáo rủi ro tín dụng một cách có hệ thống, bài bản, chuyên nghiệp và cụ thể mà chủ yếu dựa vào các văn bản hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam và kinh nghiệm thực tế tại Chi nhánh để thống kê, phân tích và đánh giá. Nhiều khi, việc nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng quá tín tƣởng và dựa vào sự nhận định mang tính chủ quan của Cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, công tác dự báo rủi ro chƣa kịp thời.

3.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay, trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, để đo lƣờng rủi ro tín dụng, VCB Hà Tĩnh thực hiện xếp hạng khách hàng đối với các đối tƣợng khách hàng Doanh nghiệp và cá thể theo các tiêu chí xếp hạng khác nhau để đánh giá, đo lƣờng các rủi ro tín dụng có thể xảy ra thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ban hành theo Quyết định số 418/QĐ-HĐQT- CSTD ngày 30/5/2014 và Quyết định số 516/QĐ-VCB-CSTD ngày 30/5/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam về việc ban hành hƣớng dẫn Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lƣợng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng.

Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng

>= 6 < 6 Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp thông thƣờng và Doanh nghiệp tiềm năng

Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp siêu nhỏ

Hình 3.2: Mô hình xếp hạng tín dụng KHDN Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: - Xác định ngành kinh tế Khách hàng Xác định Ngành Kinh tế Xác định Quy mô

Chấm điểm chỉ tiêu Tài chính

Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính

= tổng điểm tài chính x trọng số nhóm tài chính + tổng điểm phi tài chính x trọng số nhóm phi tài chính

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Điều chỉnh xếp hạng tín dụng

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp đƣợc xây dựng cho 52 ngành kinh tế, cơ sở phân chia nhóm ngành

+ Quyết định Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2007 (QĐ 10/2007/QĐ-TTg)

+ Định nghĩa ngành theo nhóm khách hàng của VCB

Việc xác định ngành nghề kinh tế của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuât kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động kinh doanh chính đƣợc định nghĩa là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.

- Xác định quy mô: Quy mô của doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên các chỉ tiêu sau:

Số lƣợng lao động

bình quân Doanh thu thuần

Vốn đầu tƣ chủ

sở hữu Tổng tài sản

Lớn Trung bình Nhỏ Siêu nhỏ

Từ 22 đến 32 điểm Từ 12 đến 21 điểm Từ 6 điểm đến

11 điểm Dƣới 6 điểm

- Sử dụng các thông tin sau để xác định quy mô doanh nghiệp:

STT Chỉ tiêu Cách xác định

1 Vốn đầu tƣ của

chủ sở hữu

Chỉ tiêu số 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán năm gấn nhất

2

Số lƣợng lao

động bình quân năm

- Lấy trên Thuyết minh báo cáo tài chính năm gần nhất - Trƣờng hợp Thuyết minh BCTC không nêu rõ, xác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 85 - 107)