CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh
4.2.2. Nâng cao khả năng phân tích và nhận dạng các dấu hiệu rủi ro tín dụng
Trong phần phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở chƣơng 3 thì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thƣờng bắt nguồn từ thông tin không đầy đủ, do khách hàng hoặc do chính bản thân ngân hàng. Vì vậy để công tác nhận dạng rủi ro xảy ra khi thực hiện quá trình cấp tín dụng. Chi nhánh cần phải nâng cao khả năng nhận dạng các dấu hiệu rủi ro bằng việc xây dựng các bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro, đối với nguồn rủi ro thông tin không cân xứng, nguồn rủi ro từ khách hàng, nguồn rủi ro từ ngân hàng. Cần phân định rõ nhiệm vụ của các Phòng khi tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin kịp thời khi phát hiện dấu hiệu rủi ro.
Trên cơ sở các dấu hiệu, các yếu tố nghi vấn, CBTD cần theo dõi, đối chiếu và phát hiện các vấn đề bất thƣờng ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm. Qua đó, Chi nhánh có những biện pháp điều chỉnh kịp thời để hạn chế, giảm thiểu tối đa tổn thất do rủi ro xảy ra. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm với thị trƣờng, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài nhƣ bất động sản, xây dựng, nuôi trồng và chế biến thủy sản VCB Hà Tĩnh cần có sự theo dõi sát sao, phân tích tình hình khách hàng thƣờng xuyên để ứng phó với những biến động đó.
Phân tích mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng: Dữ liệu về khách hàng đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, Từ những dữ liệu ấy, phần mềm sẽ chiết xuất ra những thông tin chính xác, nhiều chiều, nhằm phục vụ việc đánh giá, phân tích kinh doanh của các phòng, ban trong Chi nhánh.
Qua theo dõi tần suất giao dịch của khách hàng tại ngân hàng nhƣ thanh toán, nộp, chuyển tiền, ...cán bộ tín dụng có thể đánh giá đƣợc tình hình kinh doanh, khả năng tài chính hiện tại cuả khách hàng. Nếu khách hàng ít giao dịch hơn hoặc có những khác thƣờng trong vấn đề thanh toán đó là những dấu hiệu cho thấy rủi ro trong cấp tín dụng đối với khách hàng.
4.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay
Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phƣơng án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà
còn do ngân hàng không kiểm soát đƣợc dòng tiền sau khi kết thúc phƣơng án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, VCB Hà Tĩnh cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:
- Sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lƣợng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hơp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhƣng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Cụ thể, đối với cho vay dựa trên thế chấp hàng tồn kho cần đánh giá thƣờng xuyên chất lƣợng, số lƣợng, khả năng tiêu thụ hàng tồn kho để phát hiện rủi ro sớm và có điều chỉnh kịp thời.
- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiện của rủi ro nhƣ khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, tình hình thị trƣờng ảnh hƣởng xấu đến phƣơng án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật...., dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang đƣợc VCB thực hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, kiểm tra hàng tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm
tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phƣơng án vay trả nợ ngay sau khi thu đƣợc tiền, cho dù khoản vay chƣa đến kỳ, thu hồi tiền từ phƣơng án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn. Mục tiêu của giám sát tín dụng là bảo đảm cho tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hổi nợ sau này. Một số biện pháp giám sát mà Chi nhánh nên áp dụng:
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: Qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lƣu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thƣờng của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính. Khi tài khoản vãng lai luôn có dƣ nợ là dấu hiệu khách hàng có khó khăn trong chi trả; qua đó ngân hàng sẽ tuỳ theo các dấu hiệu mà có hƣớng kiểm soát trọng tâm.
- Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ; Đối với khách hàng vay thƣờng xuyên( thấu chi, thẻ tín dụng…)hoặc thời gian vay tƣơng đối dài (từ vài tháng trở lên) ngân hàng sẽ yêu cầu gửi báo cáo tài chính định kỳ để ngân hàng kịp thời phân tích, phát hiện những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng. Tùy vào mức độ mà nhân viên giám sát có thể trực tiếp hoặc thông qua các cấp quản trị đề ra các biện pháp ngăn ngừa khác nhau.
- Kiểm tra và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh/nơi cƣ trú của khách hàng đi vay: Khi gặp gỡ khách hàng trong thời gian vay sẽ giúp cho ngân hàng có đƣợc những thông tin bổ ích nhƣ sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ hàng tồn kho, chất lƣợng tài sản đảm bảo.