Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 129 - 132)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

4.3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Để nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua tăng cƣờng khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập, có đầy đủ thẩm quyền và tách biệt về lợi ích đối với các Chi nhánh. Đồng thời bộ máy tổ chức mới này phải đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ, không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách hàng, không làm mất nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Do đó đề xuất giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức cấp tín dụng nhƣ sau:

- Không thành lập Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh mà thiết lập Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Kiểm tra nội bộ tại

các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan trong các quyết định tín dụng của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ. Đồng thời việc đặt tại các khu vực giúp cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng có điều kiện nắm bắt đƣợc những đặc điểm, tình hình địa phƣơng và thị trƣờng nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của các Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.

- Tại Chi nhánh, tổ chức bộ phận cấp tín dụng thành Quan hệ khách hàng và Phòng Quản lý nợ. Chức năng của Phòng Quan hệ khách hàng là tiếp nhận và thẩm định các đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, Phòng Quản lý nợ thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải ngân, giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn của CB quan hệ khách hàng, nhắc nhở thu nợ..) và xử lý nợ xấu theo chỉ định của Giám đốc Chi nhánh. Nhƣ vậy vẫn đảm báo các quyết định tín dụng đƣợc nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

Về phân quyền, Phòng Quản lý rủi ro khu vực xem xét và phê duyệt các trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh. Để không tạo nên một tầng nấc trung gian gây ảnh hƣởng đến tốc độ giải quyết hồ sơ, đối với các khoản vay vƣợt thẩm quyền cuả Phòng Quản lý rủi ro khu vƣc sẽ đƣợc trình thẳng lên cấp phê duyệt cao hơn (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Trung ƣơng).

Thẩm quyền phán quyết tại Chi nhánh nên thực hiện theo 02 hƣớng:

- Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh đã đƣợc triển khai để phân loại Chi nhánh, xác định năng lực Chi nhánh và căn cứ vào chất lƣợng khách hàng, môi trƣờng kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

- Giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh đối với giới hạn tín dụng. Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp dựa trên sử dụng công cụ định lƣợng mang tính khoa học và đƣợc thực hiện định kỳ 6 tháng/1 năm. Đây là một công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó cần giao cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực thực hiện, là một bộ phận quản lý giám sát

tín dụng độc lập với hoạt động của Chi nhánh, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro. Điều này đồng nghiã với việc giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh.

4.3.1.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

- Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của VCB đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn của từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng và bảo đảm an toàn. Định hƣớng của VCB là tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Dựa trên cơ sở định hƣớng này, VCB nên xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh đƣợc chính sách tín dụng của VCB trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tƣ Chi nhánh, phát huy đƣợc những thế mạnh của địa phƣơng và có giải pháp hạn chế trong đầu tƣ tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của VCB, cân bằng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng tín dụng và đầu tƣ an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đƣợc. Đồng thời phát huy đƣợc năng lực và lợi thế so sánh cuả VCB so với các NHTM khác.

- Về chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phƣơng pháp lƣợng hóa đã đƣợc áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

 Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ

Chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế các rủi ro nhƣ: chính sách TSĐB, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ….Từ chính sách này mà quy trình tín dụng với những hƣớng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bƣớc cụ thể trong quá trình cấp tín dụng đƣợc hình thành. Một chính sách phù hợp là phải vạch ra cho CBTD

phƣơng hƣớng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu cho vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 129 - 132)