Đánh giá lại tài sản đảm bảo kết hợp kiểm tra sau cho vay định kỳ, xếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 125 - 126)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

4.2.4. Đánh giá lại tài sản đảm bảo kết hợp kiểm tra sau cho vay định kỳ, xếp

hạng tín dụng theo đúng quy định

Không quá lệ thuộc vào tài sản đảm bảo, mà chú trọng vào tính khả thi của dự án đầu tƣ, năng lực tài chính và khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn danh mục tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng vì khi khách hàng vay không có khả năng

thanh toán thì tài sản đảm bảo là nguồn thu duy nhất để bù đắp tổn thất nhƣng việc thu hồi này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tính pháp lý của tài sản đảm bảo, khả năng chuyển đổi nhanh chóng của tài sản. Do đó lựa chọn tài sản nào làm tài sản đảm bảo là một vấn đề rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến việc xử lý và thu hồi khi có rủi ro.

Việc đánh giá tài sản đảm bảo nên thực hiện cùng việc kiểm tra sau cho vay định kỳ 01 tháng/ lần với món vay ngắn hạn và 03 tháng/lần với món vay trung hạn, đồng thời kết hợp thu thập hồ sơ khách hàng liên quan để phục vụ công tác xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí, cũng nhƣ tăng hiệu quả công việc. Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra vốn vay, xếp hạng tín dụng phải đƣợc lập thành văn bản có xác nhận của các bên: Bên vay vốn, Bên bảo đảm và Ngân hàng và phải đƣợc cập nhật trên hệ thống. Yêu cầu các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh thực hiện đúng theo quy đinh theo quy định về giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống ngân hàng VCB.

Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng để đánh giá mức độ rủi ro và cấp tín dụng mức hợp lý, chú trọng đến việc điều chỉnh thông tin khách hàng, điều chỉnh xếp hạng tín dụng chứ không chỉ xếp hạng lần đầu mà không quan tâm đến sau giải ngân. Cần bám sát các tiêu chí chấm điểm cụ thể để xác định chính xác mức độ rủi ro của khách hàng, cần chú trọng nguồn thông tin, xử lý thông tin và cập nhật thông tin vào hệ thống đảm bảo chính xác, khách quan. Đối với việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: cần xác minh từng khoản mục trƣớc khi tính toán tránh tình trạng khách hàng làm đẹp báo cáo tài chính trong khi tình hình sản xuất, tình hình tài chính không tốt, vì nếu chấm điểm cao đối với những KH này thì rủi ro cực kỳ lớn do điểm càng cao thì mức dƣ nợ cho vay càng lớn hơn. Thông tin trƣớc khi nhập vào hệ thống xếp hạng tín dụng CBTD cần phải xem xét điều chỉnh hợp lý nếu đủ tài liệu chứng minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 125 - 126)