Hoạt động tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 66 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

3.2.1. Hoạt động tín dụng tại VCB Hà Tĩnh

Chính sách cho vay của VCB Hà Tĩnh theo định hƣớng chính sách cho vay chung của Ngân hàng Ngoại thƣơng do Hội đồng quản trị NHNT phê duyệt và ban hành; là khuôn khổ pháp lý chung hƣớng dẫn hoạt động cho vay của các Chi nhánh và cán bộ tín dụng. Nội dung của chính sách đƣợc dựa trên cơ sở: Quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành; Chiến lƣợc, định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam;

Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đƣợc quy định tại Sổ tay tín dụng của VCB và các văn bản hƣớng dẫn hàng năm khi có các thay đổi về điều kiện kinh tế, quy định mới của NHNN, ban hành nhằm bảo đảm việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

a> Tuân thủ pháp luật

Tất cả các cán bộ, nhân viên Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam; Không đƣợc phép lợi dụng tài sản và uy tín của NHNT vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

b> Phù hợp với chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam tại từng thời kỳ. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ đạo và đƣợc kết hợp hài hòa trong chiến lƣợc kinh doanh chung của NHNT Việt Nam. Vì thế, việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống NHNT Việt Nam, đặc biệt là bộ phận nguồn vốn, khách hàng và thanh toán. c> Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng

Chính sách tín dụng của NHNT Việt Nam vừa chú trọng tính an toàn tín dụng song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh

khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tƣ tín dụng theo mục tiêu định hƣớng kinh doanh trong từng giai đoạn

d> Quan điểm bình đẳng và hƣớng tới khách hàng

Trong cấp tín dụng: NHNT Việt Nam thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trƣờng hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, NHNN Việt Nam) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.

Các ƣu đãi trong tín dụng nếu có chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

Việc giao dịch với khách hàng đƣợc xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.

3.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng

a> Quy trình xét duyệt cho vay

- Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:

Khi khách hàng đề xuất vay vốn, CBTD thông báo cho khách hàng biết về các chính sách cho vay của mà NHNT hiện đang áp dụng. Tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp. Thƣơng thảo sơ bộ các điều kiện vay mà VCB Hà Tĩnh có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc…)

Giải thích, hƣớng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật và của NHNT.

Các trƣờng hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trƣởng/phó phòng TD hoặc Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh.

- Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: + Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn

+ Các loại giấy tờ phản ánh tƣ cách pháp lý của bên vay

+ Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay

- Nhằm tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần. Khi nhận hồ sơ vay vốn CBTD phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: Bộ hồ sơ đủ loại và đủ số lƣợng theo yêu cầu; Các giấy tờ có đủ chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan liên quan; Các loại giấy tờ có phù hợp với nhau về nội dung.

 Thẩm định cho vay

- CBTD, trƣởng, phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện các bƣớc thẩm định cho vay.

- Bƣớc thẩm định cho vay thƣờng đƣợc thực hiện sau khi nhận đầy đủ hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, tùy từng trƣờng hợp cụ thể, CBTD có thể thực hiện thẩm định cho vay song song với quá trình hoàn tất hồ sơ của khách hàng

- CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trƣởng, phó phòng TD. - Trƣởng, phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định và : Hoặc là nhất trí với các nội dung nêu tại báo cáo; hoặc là đề nghị CBTD làm rõ hoặc bổ sung một số nội dung; Hoặc là do nhận thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản vay quá phức tạp vƣợt khả năng làm việc của CBTD giao cho CBTD khác tái thẩm định khoản vay.

- Sau khi nhất trí với các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định, trƣởng phó phòng tín dụng ký tên và trình tiếp giám đốc chi nhánh..

 Lập tờ trình, báo cáo thẩm định/tái thẩm định

- CBTD, Cán bộ tái thẩm định có trách nhiệm lập tờ trình /báo cáo thẩm địn, tái thẩm định.

- Báo cáo thẩm định có thể đƣợc lập sau khi kết thúc quá trình thẩm định song cũng có thể lập song song với quá trình thẩm định khoản vay.

- Báo cáo thẩm định cần đƣợc thể hiện mạc lạc, sạch sẽ, không tẩy xóa, phản ánh trung thực các thông tin thu thập, tổng hợp đƣợc. CBTD/cán bộ thẩm định phải có ý kiến riêng và rõ ràng về các nội dung: hồ sơ vay vốn có đầy đủ theo quy định, tƣ cách pháp lý của khách hàng vay, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng hiện nay và dự báo tƣơng lai; Phân tích đánh giá tính khả thi của phƣơng án vay vốn tài sản đảm bảo, các loại rủi ro; khả năng thu hồi gốc và lãi; kết luận có

đồng ý cho vay hay không? Các điều kiện về trị giá cho vay, thời hạn, lãi suất…kèm theo

 Quyết định cho vay - Ra quyết định cho vay:

Sau khi nhận đƣợc Báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng trình. Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn đƣợc phân công, ra quyết định và ghi rõ các nội dung sau trên Tờ trình thẩm định/Báo cáo thẩm định:

- Đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển trả hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bƣớc tiếp theo.

- Từ chối cho vay: Trong trƣờng hợp này, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh ghi rõ lý do không đồng ý cho vay sau đó thực hiện tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp đồng ý cho vay.

- Yêu cầu bổ sung/kiểm tra lại thông tin: Trong trƣờng hợp này, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh ghi nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bƣớc tiếp theo.

3.2.1.3 Cơ cấu tín dụng

a> Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Về cơ cấu dƣ nợ theo thời gian, VCB Hà Tĩnh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn nên dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) và có xu hƣớng tăng qua các năm: 2013 (77,83%), 2014 (79,94%), 2015 (82,63%). Trong điều kiện lãi suất thị trƣờng nhiều biến động, việc tăng dƣ nợ cho vay ngắn hạn là giải pháp để hạn chế rủi ro do vay ngắn hạn có thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro cho khoản vay là thấp hơn.

Tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm ƣu thế trong cơ cấu cho vay của ngân hàng và có tốc độ tăng trƣởng đáng kể. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đã tăng qua các năm, năm 2013 tăng 26,49% so với năm 2012, năm 2014 tăng 14,28% so với năm 2013, năm 2015 tăng 18,95% so với năm 2014. Dƣ nợ cho vay trung dài hạn có xu hƣớng giảm do những bất ổn của thị trƣờng bất động sản, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn,

vì thế mà ngân hàng ngại rủi ro và ngày càng chặt chẽ hơn đối với cho vay dự án đầu tƣ.

Bảng 3.3: Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn của VCB Hà Tĩnh

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đến 31/12/2013 Tỷ trọng/ Tổng dƣ nợ (%) Đến 31/12/2012 Tỷ trọng /Tổng dƣ nợ (%) Đến 31/12/2012 Tỷ trọng/ Tổng dƣ nợ (%) Dƣ nợ ngắn hạn 2.156.971 77,83 2.465.089 79,94 2.932.225 82,63 Dƣ nợ trung hạn 321.097 11,59 239.220 7,76 251.597 7,09 Dƣ nợ dài hạn 293.145 10,58 379.515 12,31 364.798 10,28 Tổng dƣ nợ 2.771.213 100 3.083.824 100,00 3.548.621 100 (Nguồn: Phòng Quản lý nợ, VCB Hà Tĩnh)

Ngân hàng có thế mạnh về cho vay ngắn hạn do yếu tố lịch sử để lại, Ta có thể thấy qua hai năm tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ luôn chiếm ƣu thế, năm 2015, dƣ nợ ngắn hạn chiếm đến 82,63% trong tổng dƣ nợ .

Dƣ nợ ngắn hạn tăng, dƣ nợ cho vay trung - dài hạn giảm do những biến động trên lãi suất thị trƣờng và những khó khăn từ nền kinh tế nên ngân hàng đã lựa chọn tăng dƣ nợ ngắn hạn và giảm cho vay dài hạn để hạn chế đƣợc rủi ro chênh lệch kỳ hạn giữa việc huy động vốn và việc cho vay

Việc cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là hoàn toàn dễ hiểu bở nhu cầu vốn của các doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào từng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là thuận lợi lớn của ngân hàng trong quá trình xây dựng và phát triển bởi đã có nền tảng khách hàng ổn định. Nguồn vốn dồi dào, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thẩm định là điều kiện để ngân hàng phát triển mạnh mẽ tín dụng ngắn hạn.

Biểu đồ 3.2: So sánh cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn qua các năm của VCB Hà Tĩnh

Cho vay ngắn hạn của chi nhánh bao gồm các hình thức sau: cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu; cho vay theo hạn mức thấu chi. Còn đối với cho vay trung - dài hạn thì hình thức mà VCB Hà Tĩnh sẽ cấp tài chính cho các phƣơng án/dự án đầu tƣ trung dài hạn của khách hàng theo đó khách hàng phải căn cứ vào dòng tiền phát sinh từ phƣơng án/dự án đầu tƣ để hoàn tất trách nhiệm tài chính, và căn cứ vào chính tài sản và năng lực sinh lợi của phƣơng án/dự án đầu tƣ là giá trị bảo đảm các trách nhiệm tài chính.

b> Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

Việc xây dựng cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế là việc làm hết sức cần thiết nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay. Mỗi ngành nghề có một đặc trƣng riêng, thế mạnh riêng vì thế ngân hàng phải thiết kế đƣợc các sản phẩm phù hợp với từng ngành nghề tạo điều kiện thuận lợi cho từng ngành nghề phát triển.

Bảng 3.4: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế của VCB Hà Tĩnh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Xây dựng 559.785 20,2 496.496 16,1 479.419 13,51 Sản xuất và gia công chế biến 619.920 22,37 624.166 20,24 656.140 18,49 Thƣơng mại, dịch vụ 728.552 26,29 853.602 27,68 1.023.777 28,85

Nông lâm, thủy

hải sản 424.273 15,31 516.541 16,75 651.527 18,36 Nhà hàng, khách sạn 185.948 6,71 227.895 7,39 297.374 8,38 Tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ 252.735 9,12 365.125 11,84 440.384 12,41 Tổng dƣ nợ 2.771.213 100 3.083.824 100 3.548.621 100 (Nguồn: Phòng Quản lý nợ, VCB Hà Tĩnh)

Ngành sản xuất và gia công chế biến có dƣ nợ cao thứ hai trong tổng dƣ nợ và luôn đƣợc duy trì ổn định trên mức 18%. Trong thời gian gần đây, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã chứng minh năng lực và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế địa phƣơng.

Năm 2013 Năm 2014

Năm 2015

Biểu đồ 3.3: So sánh cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề kinh tế tại VCB Hà Tĩnh

Trong những năm qua, nhận thức đƣợc những rủi ro phát sinh trong việc đa dạng các ngành nghề cho vay, VCB đã có những chính sách nhất định trong việc đa dạng hóa các đối tƣợng khách hàng vay vốn cũng nhƣ đa dạng hóa lĩnh vực cho vay, vì vậy bƣớc đầu đã có những chuyển biến mang tính tích cực. Bằng chứng là dƣ nợ ngành xây dựng cơ bản đã giảm dần qua các năm lần lƣợt là 20,2%; 16,1%; 13,51%. Năm 2014, tỷ trọng dƣ nợ cho vay xây dựng cơ bản giảm mạnh, thay vào đó là tỷ trọng cho vay thƣơng mại dịch vụ tăng. Điều này dễ hiểu khi mà trong 2 năm qua, thị trƣờng bất động sản đóng băng, hàng loạt dự án bất động sản, xây dựng rơi vào tình trạng trì trệ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm ăn

thua lỗ, phá sản, nợ xấu trong lĩnh vực này tăng nhanh. Vì vậy, VCB Hà Tĩnh đã thận trọng hơn với việc cho vay các dự án xây dựng dài hạn, để tránh rủi ro, ngân hàng đã không còn “mặn mà” với lĩnh vực xây dựng.

Tỷ trọng cho vay nông lâm, thủy sản tăng qua các năm, lần lƣợt là 15,31%; 16,75%; 18,36%. Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, theo mục tiêu đƣa các xã về đích Nông thôn mới của UBND tỉnh, VCB Hà Tĩnh đã cung ứng vốn kịp thời cho phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng NTM. Việc thay đổi cơ cấu dƣ nợ này nhằm thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đầu tƣ vốn tín dụng phát triển các lĩnh vực ƣu tiên: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phát triển thủy sản, các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để không ngừng mở rộng cho vay, nâng suất đầu tƣ đối với các nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhu cầu phát triển đời sống trên địa bàn. Tích cực triển khai việc cho vay phát triển thủy sản theo NĐ 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ; cho vay hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ, đặc biệt VCB Hà Tĩnh đƣợc NHNN tỉnh Hà Tĩnh chỉ định là ngân hàng cho vay thí điểm chuỗi sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP và QĐ 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

c> Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng

Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả để tài trợ cho khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cá nhân, hộ gia đình mà còn có các doanh nghiệp nhà nƣớc, các tổng công ty nhằm phát triển kinh doanh theo chiều sâu, cải tiến thiết bị khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo thƣơng hiệu uy tín và vị thế vững chắc trên thị trƣờng. Giai đoạn 2013 - 2015, nền kinh tế phục hồi chậm, sức tiêu thụ kém, sản xuất kinh doanh khó khăn, ngân hàng càng khó tiếp cận với nhiều khách hàng mới, có tiềm năng để đa dạng hóa khách hàng, do đó dự nợ đối với cho vay doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm giảm qua các năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể, năm 2013: dƣ nợ cho vay công ty cổ phần và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 66 - 78)