Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp luận
2.1.7 Quy trình vay vốn tại NHNo &PTNT Quận BìnhThủy
Khách hàng vay vốn của NHNO&PTNT phải đảm bảo theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về nguyên tắc cho vay, điều kiện vay, thời hạn vay.
16
2.1.7.1 Nguyên tắc cho vay
Tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.7.2 Điều kiện cho vay
Khách hàng vay vốn tại NH phải đầy đủ có điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
2.1.7.3 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoản thời gian mà bên vay đƣợc quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn cho vay đƣợc tính từ khi Ngân hàng cho rút khoản vay đầu tiên đến khi thu hồi nợ.
Thời hạn cho vay đƣợc khách hàng vay vốn và NH thỏa thuận với nhau, thông thƣờng các món vay quy định nhƣ sau:
- Thời cho vay ngắn hạn: dƣới 1 năm (360 ngày). - Thời hạn cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm. - Thời hạn cho vay dài hạn: trên 5 năm.
2.1.7.4 Đối tượng cho vay
Đối tƣợng cho vay của Ngân hàng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ, để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, phƣơng án phục vụ đời sống.
17
2.1.7.5 Mục đích cho vay
Tạo điều kiện khuyến khích kinh doanh, tiêu dùng, để phát triển xản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp.
2.1.7.6 Mức cho vay
Khách hàng vay vốn đƣợc cho vay phần thiếu hụt trong tổng nhu cầu vốn hợp lí cần thiết của dự án sau khi trừ đi vốn tự có.
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án – vốn tự có.
Để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng các tổ chức tín dụng cho vay theo giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.
- Đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố do Ngân hàng giữ tài sản. Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản tính theo giá gốc.
- Đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ 3 giữ. Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản tính theo giá gốc.
2.1.7.7 Quy trình cho vay
(7)
(1) (8) (6) (4)
(2) (5)
(3)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT Q. BìnhThủy, 2014 Chú thích: Tiếp nhận, Trả lại khách hàng
Hình 2.1 Quy trình luân chuyển hồ sơ cho vay
(1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến gặp cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phƣơng án vay vốn. Cán bộ tín dụng xem xét tiến hành thẩm định khách hàng nếu đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn thì hƣớng
Khách hàng Bộ phận Ngân quỹ Cán bộ tín dụng Phó phòng Kế hoạch Kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Bộ phận Kế toán
18
dẫn cho KH lập hồ sơ vay vốn. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng có thể trả hồ sơ vay vốn cho KH.
(2) Sau khi đã xem xét và kí duyệt hồ sơ, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định và trình hồ sơ cho phó hoặc trƣởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh duyệt lại. Nếu có vấn đề cần bổ sung phó hoặc trƣởng phòng KH – KD yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh lại sau đó trình lên phó giám đốc phụ trách kinh doanh phê duyệt.
(3) Sau khi nhận hồ sơ từ phó (trƣởng) phòng KH – KD phó giám đốc phụ trách kinh doanh xem xét hồ sơ và quyết định cho vay với số tiền, thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng.
(4) Nếu xét thấy nguồn vốn tại chi nhánh không đáp ứng đƣợc hoặc một số lí do không phù hợp thì phó giám đốc sẽ trả hồ sơ lại cho KH. Nếu trên mức phán quyết thì phó giám đốc sẽ chuyển hồ sơ lên cho giám đốc hoặc đƣa ra hội đồng tín dụng xem xét.
(5) Hồ sơ sau khi đƣợc phó giám đốc phụ trách kinh doanh hoặc giám đốc phê duyệt sẽ đƣợc chuyển sang phòng Kế toán – Ngân quỹ.
(6) Khi nhận hồ sơ đã duyệt thì bộ phận Kế toán có trách nhiệm kiểm tra, lƣu hồ sơ, mở sổ lƣu cho vay, làm thủ tục phát tiền, lập phiếu chi, chuyển hồ sơ đến bộ phận Ngân quỹ.
(7) Bộ phận Ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay vốn làm thủ tục giải ngân phát tiền vay cho KH.
(8) Cán bộ tín dụng kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của KH. - Đôn đốc khách hàng thu lãi và thu nợ.
- Gia hạn nợ và điều chỉnh kì hạn nợ nếu khách hàng có yêu cầu. - Thanh lí, giải chấp tài sản thế chấp khi hợp đồng chấm dứt.