Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, cần thơ (Trang 87)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay

2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

4.5Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay

NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT QUẬN

BÌNH THỦY

Qua việc phân tích tình hình tiêu dùng tại Ngân hàng cho thấy hoạt động tiêu dùng của Ngân hàng đang đƣợc quan tâm tuy nhiên công tác thu nợ còn gặp nhiều khó khăn, để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng mà Ngân hàng đang hƣớng tới, việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là cần thiết nhằm giúp công tác thẩm định khách hàng trả nợ hoàn thiện hơn góp phần tăng doanh số thu nợ. Trong quá trình thu thập, xử lý số liệu đối với nhóm khách hàng vay tiêu dùng, ta thấy đƣợc một số yếu tố có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại NHNo&PTNT và để kiểm chứng điều đó ta đƣa lần lƣợt từng biến vào mô hình hồi quy để tìm mối tƣơng quan giữa chúng.

Các biến sau đƣợc chọn để phân tích tác động của chúng lên biến phụ thuộc khả năng trả nợ (Y) bao gồm: thu nhập (X1), trình độ (X2), chức vụ (X3). Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS cho ta thấy có ba nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình và tất cả đều tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Sau đây là bảng kết quả xử lý số liệu về khả năng trả nợ từ phần mềm SPSS.

74

Bảng 4.22: Kết quả hồi quy tƣơng quan lên khả năng trả nợ của khách hàng. Nhân tố ảnh hƣởng Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số tiêu chuẩn hóa Thống kê t P_value Hế số phóng đại B Sai số chuẩn Beta (Constant) -39,619 7,938 -4,991 ,000 Thunhap ,681 ,037 ,801 18,196 ,000 1,207 Trinhdo 2,715 ,667 ,194 4,071 ,000 1,422 Chucvu 8,850 3,698 ,096 2,123 ,037 1,266 P_value = 0,000 = 0% R2( R square) = 0,870 = 87,0%

R2 điều chỉnh (Adjusted R square) = 0,865 = 86,5% Durbin – Watson = 1,765

n =85

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ kết quả điều tra)

Nhận Xét: Qua bảng xử lý số liệu kết quả trên Sig.F = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5% nên ta có thể kết luận rằng các nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình có mối liên hệ tuyến tính đến khả năng trả nợ của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy.

Mô hình hồi quy tƣơng quan có (R square) hệ số xác định R2

= 0,870 có nghĩa là 87% sự biến thiên về khả năng trả nợ của khách hàng đƣợc giải thích từ mối liên hệ tuyến tính với các nhân tố Xi đƣợc đƣa vào mô hình, % còn lại do các yếu tố khác không đề cập trong mô hình tác động.

Mô hình hồi quy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến vì nhân tố phóng đại phƣơng sai của tất cả các biến trong mô hình đều rất nhỏ (VIF < 10).

Mô hình hồi quy có giá trị (Durbin – Watson) d = 1,765.

Với số mẫu 85 và số biến là 3, kết quả bảng kiểm định Durbin – Watson ở mức ý nghĩa 5% ta có: dL = 1,434; dU = 1,577

Ta có: dU  d  4 - dU (*)

Thay d = 1,765 vào (*) ta có: 1,577  1,765  2,423

Ta quyết định không bác bỏ giả thuyết H0, không có tự tƣơng quan âm hoặc dƣơng nào.

75

Thiết lập mô hình hồi quy nhƣ sau:

Y = -39,62 + 0,68*X1 + 2,71*X2 + 8,85*X3

* Giải thích từng biến có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.

Thu nhập (X1): Là thu nhập của khách hàng trƣớc khi vay và đƣợc tính theo đơn vị là triệu đồng. Biến này tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng với Sig.t = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, nghĩa là khi thu nhập trƣớc khi vay tăng 1 triệu đồng thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng 0,68 triệu đồng khi các yếu tố khác không đổi ở mức ý nghĩa 1%.

Trình độ (X2): Biến này trong mô hình đƣợc mô tả là số năm đến trƣờng của khách hàng. Biến này tác động đến khả năng trả nợ với Sig.t = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, nghĩa là những khách hàng có số năm đến trƣờng tăng 1 năm thì khả năng trả nợ sẽ tăng 2,71 triệu đồng khi các yếu tố khác không đổi ở mức ý nghĩa 1%.

Chức vụ (X3): Biến này trong mô hình đƣợc mô tả là 1 nếu khách hàng có chức vụ tại địa phƣơng, công ty, ngƣợc lại là 0. Biến này tác động đến khả năng trả nợ khách hàng với Sig.t = 0,037 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi khách hàng vay có chức vụ thì khả năng trả nợ sẽ tăng 8,85 triệu đồng khi các yếu tố khác không đổi ở mức ý nghĩa 1%.

Tóm lại, các nhân tố thu nhập (X1), trình độ (X2), chức vụ (X3), tác động cùng chiều lên khả năng trả nợ tiêu dùng tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy nghĩa là khi tăng ba biến này sẽ làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng.

4.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG

Cho vay tiêu dùng làm đa dạng hóa sản phẩm của NH, đáp ứng nhu cầu khách hàng, việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng hàng. Nhƣng qua tìm hiểu các doanh số cho vay tiêu dùng, thu nợ, nợ xấu và thực tế tại Ngân hàng tôi nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng còn chịu tác động bởi các nhân tố chủ quan và khách quan nhƣ sau:

4.6.1 Nhân tố chủ quan

4.6.1.1 Trình độ của cán bộ tín dụng

Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất tốt, chuyên môn tác động tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Họ là ngƣời trực tiếp thẩm định khách hàng, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cũng nhƣ trả nợ đúng kì hạn. Xây dựng một đội ngũ cán bộ tốt không những nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng ngoài ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

76

còn góp phần tạo dựng hình ảnh của Ngân hàng, tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng. Tuy các cán bộ tín dụng của Ngân hàng làm việc hết sức nhiệt quyết nhƣng số lƣợng cán bộ tín dụng còn ít so với số lƣợng khách hàng đến giao dịch, vay vốn. Đôi lúc khách hàng phải chờ đợi lâu, một số khách hàng có thái độ chƣa đƣợc hài lòng.

4.6.1.2 Công nghệ Ngân hàng

Công nghệ phát triển thúc đẩy tiến độ làm việc nhanh hơn đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng. Trƣớc đây khi công nghệ chƣa phát triển thì số lƣợng nhân viên trong các NHTM là rất nhiều, những nhân viên đó phải quản lý khối lƣợng công việc lớn cùng lƣợng giấy tờ quan trọng của khách hàng, tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng phải đƣợc ghi trên giấy tờ, sổ sách, thời gian thực hiện khá lâu, phức tạp. Ngày nay, nhờ các tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt là máy tính đã giúp Ngân hàng giảm bớt thời gian giao dịch với khách hàng, tiết kiệm thời gian và tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, dễ dàng quản lí và theo dõi các món vay, do đó hạn chế rủi ro. Khách hàng không ngại khi đến Ngân hàng phải chờ đợi lâu, điều này kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng.

4.6.1.3 Năng lực tài chính của Ngân hàng

Nguồn vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh gồm vốn tự có và vốn huy động. Nguồn vốn kinh doanh cho thấy năng lực tài chính của Ngân hàng. Năng lực tài chính mạnh Ngân hàng có thể mở rộng cho vay các món vay lớn, đa dạng hóa các món vay, đáp ứng khả năng tài chính của KH, cũng nhƣ đảm bảo đƣợc nguồn tài chính hoạt động liên tục khi có rủi ro xảy ra. Nguồn vốn của NH còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở cho thấy khả năng tài chính của Ngân hàng còn hạn chế trong việc chủ động mở rộng kinh doanh.

4.6.1.4 Chính sách tín dụng

Việc đƣa ra chính sách tín dụng một cách hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng từ huy động đến sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp vốn cho các dự án lớn một cách hiệu quả, cho đến các món vay riêng lẽ nhƣ cho vay tiêu dùng cũng đƣợc phát triển. Ngân hàng có thể thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi, chƣơng trình thăm trúng thƣởng, tặng quà, tri ân khách hàng với lãi suất ƣu đãi đối với khách hàng thƣờng xuyên của mình. Nếu chính sách tín dụng phù hợp thì sẽ làm tăng doanh số cho vay tăng trong đó bao gồm cho vay tiêu dùng.

77

4.6.2 Nhân tố khách quan

4.6.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực CVTD của các Ngân hàng thƣơng mại trong cùng địa bàn cũng ngày càng đƣợc mở rộng, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt ảnh hƣởng đến thị phần của NH. Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhằm đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh hợp lý cũng là việc NH phải làm để có thể đứng vững và phát triển.

4.6.2.2 Khả năng tài chính và đạo đức của đi vay

Đa số các món vay tiêu dùng điều phụ thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng để trả nợ, nhƣng việc xác định khả năng thanh toán của khách hàng để đảm bảo cho món vay còn chƣa đủ. Đạo đức cũng nhƣ trách nhiệm ngƣời đi vay vô cùng quan trọng, vì một KH có thu nhập cao, ổn định thì chƣa chắc họ đã có thiện chí khi trả nợ. Do đó, trƣớc khi cho vay cán bộ tín dụng phải thẩm định trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện trả nợ cũng nhƣ tất cả các giao ƣớc trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, NH cũng cần phải đánh giá năng lực pháp lý của KH, tài sản đảm bảo có đúng về quy chế tài sản cầm cố, thế chấp hay không.

4.6.2.3 Môi trường kinh tế

Hoạt động Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên chịu sự biến động mạnh từ những biến động của nền kinh tế. Cụ thể nhƣ nếu nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, tăng trƣởng ổn định, thì nhu cầu về vay vốn tiêu dùng sẽ tăng lên. Lí do là ngƣời dân yên tâm với thu nhập của họ có thể trả nợ, đời sống đƣợc cải thiện. Ngƣợc lại, trong thời kì nền kinh tế suy thoái, thu nhập ngƣời dân không ổn định thì sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa đủ và sẽ làm cho hoạt động CVTD của các NHTM kém phát triển. Vì vậy, Ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm đến sự biến động của nền kinh tế sắp tới để đề ra chính sách tín dụng phù hợp.

4.6.2.4 Môi trường văn hóa – xã hội

Các yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội nhƣ thói quen sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, trình độ dân trí, thị hiếu. Thói quen thanh toán tiền mặt trong dân chúng cũng còn khá phổ biến, chẳng hạn nhƣ trong việc thanh toán, hay chuyển tiền qua bƣu điện - xe khách họ chấp nhận trả phí để thực hiện thay vì đến Ngân hàng. Điều này hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho ngƣời dân. Do tâm lí của khách hàng xƣa nay vẫn đi mƣợn từ ngƣời thân hoặc ngƣời cho vay mà họ quen biết. Chính vì vậy làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tăng dƣ nợ tiêu dùng của các NHTM nói chung và đơn vị nói riêng.

78

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH

BÌNH THỦY - CẦN THƠ

5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG

5.1.1 Tồn tại những hạn chế

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở các hình thức truyền thống nhƣ vay sửa chữa, xây mới nhà; mua nhà; mua phƣơng tiện đi lại; mua đồ tiêu dùng lâu bền; còn nhiều hình thức chƣa đƣợc áp dụng nhƣ cho vay đi du học, cho vay đi xuất khẩu lao động, chữa bệnh…

Công tác tiếp thị, marketing của Ngân hàng còn hạn chế chủ yếu thụ động ngồi chờ khách hàng. Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt hoạt động tiêu dùng của các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng đƣợc mở rộng nên hoạt động marketing rất cần thiết để khách hàng biết và tìm đến Ngân hàng.

Việc cho vay về các sản phẩm tiêu dùng của Ngân hàng chƣa phù hợp với thời hạn tín dụng nên gây áp lực trong việc trả nợ cho khách hàng dẫn đến phát sinh nợ xấu, ví dụ nhƣ cho vay ngắn hạn để sửa chữa nhà trong khi việc sửa chữa nhà cần thời gian lâu phù hợp với cho vay trug dài hạn. Mặc dù cho vay trung dài hạn ở khoản mục này là chủ yếu nhƣng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nên nợ xấu phát sinh khoản mục này tƣơng đối lớn.

Thời gian giải quyết món vay còn dài, cụ thể là 10 ngày đối với các món vay trung dài hạn và 5 ngày đối với các món vay ngắn hạn, làm mất thời gian của khách hàng dẫn đến khách hàng không hài lòng và tìm đến Ngân hàng khác trong những lần sau. Trong khi các Ngân hàng khác nhƣ ACB, ABbank, chỉ mất tối đa 2 đến 3 ngày làm việc.

5.1.2 Nguyên nhân

Dân chúng vẫn có thói quen tiết kiệm đủ món tiền cần thiết rồi mới tiêu dùng, vẫn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Nên việc đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng của Ngân hàng còn gặp phải những khó khăn nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do khách hàng cho vay tiêu dùng là những cá nhân, hộ gia đình cho vay tiêu dùng không sinh lợi nhuận nên khó khăn trong việc xác định nguồn thu để

79

trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh đƣợc một nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay. Về tài sản đảm bảo một số quy định về ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan nhà nƣớc khiến nhiều khách hàng không đáp ứng nên không vay đƣợc vốn.

Môi trƣờng kinh tế vẫn chƣa thực sự ổn định, biến đổi khí hậu thƣờng xuyên, làm cho mức sống ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc cải thiện, do đó nhu cầu tiêu dùng chƣa cao.

Do chênh lệch khá lớn về số lƣợng giữa cán bộ xử lý nợ và khách hàng vay vốn nên việc giám sát gặp nhiều trở ngại, làm ảnh hƣởng đến công tác thu nợ cán bộ xử lý nợ không quản lý tốt hết các khoản nợ, nên dễ dàng phát sinh nợ xấu ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.

Chiến lƣợc marketing chƣa đƣợc đẩy mạnh do không có bộ phận marketing chuyên biệt, làm doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng không đƣợc nâng cao, chƣa tận dụng hết tiềm năng sẳn có của Ngân hàng. Trong thời gian qua, chi nhánh chƣa chú trọng lắm đến việc đƣa các thông tin về cho vay tiêu dùng tới các khu vực dân cƣ. Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn chờ khách hàng đến chứ chƣa chủ động tìm đến với khách hàng.

Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chƣa mang tính chất linh hoạt. Những thủ tục vay còn phức tạp, điều kiện khắc khe khiến mất nhiều thời gian của khách hàng vay tiêu dùng.

Các khoản vay chủ yếu dƣới hình thức trực tiếp, hình thức cho vay gián tiếp chƣa đƣợc thực hiện nhiều. Việc kết nối, phối hợp với các trung tâm mua sắm là một biện pháp hữu hiệu trong mở rộng cho vay tiêu dùng nhƣng chƣa đƣợc chi nhánh chú trọng khai thác.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG NÓI RIÊNG TẠI NHNo&PTNT QUẬN BÌNH THỦY

5.2.1 Xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hoạt động cho vay tiêu dùng dùng

Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay việc xây dựng chiến lƣợc marketing với những công việc nhƣ: Nghiên cứu và phân tích thị trƣờng để thỏa mãn nhu cầu dân cƣ, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của chi nhánh, quảng bá thƣơng hiệu, chăm sóc khách hàng,… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

80

Sử dụng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo chí, truyền hình, internet để giới thiệu về chi nhánh và các chính sách ƣu đãi dành cho khách hàng có

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, cần thơ (Trang 87)