Xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, cần thơ (Trang 93)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHNo &PTNT

5.2.1 Xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hoạt động cho vay tiêu dùng

Do chênh lệch khá lớn về số lƣợng giữa cán bộ xử lý nợ và khách hàng vay vốn nên việc giám sát gặp nhiều trở ngại, làm ảnh hƣởng đến công tác thu nợ cán bộ xử lý nợ không quản lý tốt hết các khoản nợ, nên dễ dàng phát sinh nợ xấu ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.

Chiến lƣợc marketing chƣa đƣợc đẩy mạnh do không có bộ phận marketing chuyên biệt, làm doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng không đƣợc nâng cao, chƣa tận dụng hết tiềm năng sẳn có của Ngân hàng. Trong thời gian qua, chi nhánh chƣa chú trọng lắm đến việc đƣa các thông tin về cho vay tiêu dùng tới các khu vực dân cƣ. Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn chờ khách hàng đến chứ chƣa chủ động tìm đến với khách hàng.

Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chƣa mang tính chất linh hoạt. Những thủ tục vay còn phức tạp, điều kiện khắc khe khiến mất nhiều thời gian của khách hàng vay tiêu dùng.

Các khoản vay chủ yếu dƣới hình thức trực tiếp, hình thức cho vay gián tiếp chƣa đƣợc thực hiện nhiều. Việc kết nối, phối hợp với các trung tâm mua sắm là một biện pháp hữu hiệu trong mở rộng cho vay tiêu dùng nhƣng chƣa đƣợc chi nhánh chú trọng khai thác.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ CHO VAY TIÊU DÙNG NÓI RIÊNG TẠI NHNo&PTNT QUẬN BÌNH THỦY

5.2.1 Xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hoạt động cho vay tiêu dùng dùng

Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay việc xây dựng chiến lƣợc marketing với những công việc nhƣ: Nghiên cứu và phân tích thị trƣờng để thỏa mãn nhu cầu dân cƣ, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của chi nhánh, quảng bá thƣơng hiệu, chăm sóc khách hàng,… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

80

Sử dụng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo chí, truyền hình, internet để giới thiệu về chi nhánh và các chính sách ƣu đãi dành cho khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng.

Với việc cho vay mua xe máy, ôtô trả góp, chi nhánh kết hợp với các hãng xe có uy tín để giới thiệu cho các đại lý về sản phẩm mua xe trả góp của chi nhánh. Cụ thể là Ngân hàng tài trợ cho các đại lý để các đại lý bán trả góp xe cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng thoả thuận giữa đại lý với Ngân hàng.

Về vay tín chấp của cán bộ công nhân viên, chi nhánh có thể tìm đến với các cơ quan hành chính, trƣờng học, doanh nghiệp có uy tín thông qua các cuộc trao đổi với lãnh đạo và công đoàn cơ quan về việc nhận tài trợ cho công nhân viên của cơ quan. Đồng thời có sự tiếp xúc thông qua hội thảo với các nhân viên để giới thiệu sản phẩm. Cũng tƣơng tự nhƣ các cuộc hội thảo của các hãng nƣớc ngọt tài trợ các chƣơng trình văn nghệ, tƣ vấn cho sinh viên cách làm giàu để quảng bá sản phẩm của họ.

Ngân hàng nên lập ra phòng marketing riêng biệt, bộ phận marketing sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trƣờng, lấy thông tin phản hồi từ khách hàng, đề xuất hoàn thiện sản phẩm, thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm.

5.2.2 Nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng

Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Vì vậy để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác và trách nhiệm trong công việc. Chi nhánh thƣờng xuyên quan tâm giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức trong nghề nghiệp cho đội ngũ CBTD, đào tạo cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, trang bị tốt kiến thức tin học để bắt kịp sự tiến bộ khoa học công nghệ. Từ đó nâng cao kỹ năng thẩm định, tạo phong cách chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lƣợng và mở rộng cho vay tiêu dùng.

Nâng cao kĩ năng của các cán bộ tín dụng trong công tác huy động nhằm giảm sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên hạ thấp chi phí tín dụng cho Ngân hàng.

Cán bộ tín dụng phải hƣớng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn cho khách trong một lần tránh tình trạng khách hàng đi lại nhiều lần, mất thời gian, làm khách hàng có thái độ không hài lòng và không tìm đến Ngân hàng trong những lần vay vốn sau.

Ngoài ra, Ngân hàng thƣờng xuyên bổ sung cho các cán bộ những lớp về nghị quyết, thông tƣ do cấp trên ban hành chẳng hạn nhƣ vấn đề về tăng giảm

81

lãi suất nhằm nắm bắt đƣợc kịp thời mọi quy định, sửa đổi mới của nhà nƣớc và có những chính sách phù hợp đối với khách hàng trong từng thời kỳ.

5.2.3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu

Công tác thu hồi nợ xấu hết sức quan trọng, nợ xấu đƣợc thu hồi không những giúp Ngân hàng tăng thu nhập mà còn nâng cao hình ảnh của Ngân hàng. Việc thu hồi nợ xấu không khéo léo có thể dẫn mất khách hàng, ảnh hƣởng đến uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu Ngân hàng cần có chiến lƣợc hoạch định cụ thể nhƣ:

Cán bộ tín dụng cần giải thích cho khách hàng hiểu rõ nếu họ không trả nợ đúng hạn các khoản nợ sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phải trả với lãi suất quá hạn cao hơn.

Đối với những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ thì Ngân hàng cần có thái độ cƣơng quyết nhƣ tiến hành thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo.

Đối với những khách hàng có thiện chí trả nợ nhƣng hoàn cảnh khó khăn Ngân hàng cho phép ngƣời vay gia hạn thêm thời gian trả nợ, tuy Ngân hàng thu hồi vốn chậm nhƣng tác động tích cực đến việc trả nợ của khách hàng.

Nếu cần thiết Ngân hàng có thể thiết lập một bộ phận chuyên thu hồi nợ xấu. Bộ phận này hoàn toàn độc lập với phòng tín dụng, vì cán bộ tín dụng thƣờng tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng nên việc thu hồi nợ xấu gặp khó khăn không dứt khoát.

5.2.4 Cải thiện quy trình thủ tục cho vay

Liên tục phát triển một hệ thống công nghệ hiện đại, tìm kiếm ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tín dụng chấm điểm tự động đƣợc đề cập trong văn bản 5342/NHNN/TTGSNH. Giúp cho quy trình thẩm định đƣợc nhanh chống và hiệu quả hơn.

Cán bộ tín dụng phải linh hoạt việc thực hiện quy trình cho vay đối với từng loại khách hàng, đẩy nhanh tiến độ làm việc, tiết kiềm thời gian của khách hàng. Chẳng hạn nhƣ những khách hàng đã vay vốn tại Ngân hàng thì dựa vào hồ sơ vay vốn và hồ sơ trả nợ lần trƣớc kết hợp với mục đích vay lần này mà có quyết định cho vay hay không cho vay, loại bỏ những bƣớc không cần thiết trong quy trình cho vay, để xét duyệt hồ sơ khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể tiết kiệm thời gian cho khách hàng và Ngân hàng.

82

5.2.5 Thực hiện đúng cơ chế cho vay

Nhằm thực hiện tốt công tác cho vay cũng nhƣ giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng Ngân hàng nên cân xứng kì hạn giữa tài sản “có” và tài sản “nợ” tức là hạn chế dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Hoàn hiện cơ chế cho vay, tránh tập trung “nhiều trứng vào một rổ”. Ngân hàng tăng cƣờng quản trị tín dụng, luân chuyển cán bộ. Nếu cần thiết có thể tách riêng các bộ phận tín dụng nhằm tránh tình trạng có sự thông đồng trong việc nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi làm hồ sơ vay để trục lợi và gây tổn thất cho Ngân hàng. Đây là hành vi vi phạm các quy định của NHNN về cấp tín dụng.

83

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, qua việc phân tích trên ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT quận Bình Thủy đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣ nguồn vốn huy động tăng trƣởng mạnh ở 6 tháng đầu năm 2014 đạt 336.547 triệu đồng cao hơn so với cả năm của 3 năm trƣớc. Doanh số cho vay tiêu dùng cũng đƣợc mở rộng, số lƣợng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều 6 tháng đầu năm 2014 là 491 khách hàng trong khi 6 tháng cùng kì năm trƣớc chỉ 453 khách hàng.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay trung dài hạn cho mục đích sửa chữa nhà, xây mới nhà. Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng của Ngân hàng qua các năm cũng đƣợc kiềm chế. Tuy nhiên hoạt động tiêu dùng chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có bộ phận marketing cho hoạt động này. Trong thời buổi kinh tế khó khăn cho vay tiêu dùng chỉ để tiêu dùng không sinh ra lợi nhuận nên Ngân hàng còn gặp một số khó khăn nhất định trong công tác thu hồi nợ. Hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, Ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này.

6.2 KIẾN NGHỊ

Việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng, Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý và thu hồi nợ. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phƣơng, tòa án, cơ quan thi hành án giúp đỡ Ngân hàng đẩy nhanh tiến độ thúc đẩy việc xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn.

Chính quyền địa phƣơng cũng tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống ở nông thôn, hỗ trợ cho ngƣời dân sản xuất kinh doanh nhƣ thƣờng xuyên mở các cuộc hội thảo tƣ vấn, chia sẽ những ngƣời có kinh nghiệm cho những hộ nông dân chƣa có kinh nghiệm, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho những hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn,...từ đó tăng thu nhập cho ngƣời dân thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nhà.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trƣờng Đại Học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Bùi văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

4. Nguyễn Thị Tố Loan, 2014. Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Bình Thủy. Chuyên đề tốt nghiệp. Trƣờng cao đẳng kinh tế kĩ thuật Cần Thơ.

5. Trần Ái Kết – Chủ biên, 2008. Tài chính – Tiền tệ. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

6. Nguyễn Thị Kim Thàng, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền. Luận văn Đại học. Trƣờng

Đại Học Cần Thơ. Trang web :

Các hoạt động của NHTM.< https://voer.edu.vn/m/cac-hoat-dong-co-ban-cua- ngan-hang-thuong-mai/5a619bed>[Ngày truy cập:18 tháng 08 năm 2014]. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Chung, 2013. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.<http://dorenino.blogspot.com/2013/08/chi-tieu-anh-gia- hieu-qua-hoat-ong-tin.html>.[Ngày truy cập: 19 tháng 08 năm 2014].

<http://agribank.com.vn>.[ Ngày truy cập: 24 tháng 08 năm 2014]. <http://www.chinhphu.vn>.[ Ngày truy cập: 10 tháng 09 năm 2014]. Các trang web báo chí có liên quan.

85

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG

Xin chào ông (bà), tôi là sinh viên ngành Tài Chính Ngân hàng K37, thuộc khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang nghiên cứu về đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh quận Bình Thủy”. Xin ông (bà) dành chút thời gian quý báu để cung cấp một số thông tin cần thiết sau đây. Các thông tin mà ông bà cung cấp sẽ đƣợc tuyệt đối giữ bí mật. Xin chân thành cám ơn ông (bà)!

A. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH

1. Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn………... 2. Địa chỉ……….………....Quận Bình Thủy , TPCT 3. Số điện thoại (nếu có)………. Ghi chú:

(1) Trình độ

 Không theo học  Cấp 1

 Cấp 2  Cấp 3  Trên cấp 3 Số năm đến trƣờng...

4. Ông (bà) cho biết ngành nghề tạo ra thu nhập chính của gia đình là gì?

 Nông dân  Công nhân viên

 Cán bộ viên chức  Khác…………

5. Số thành viên tạo ra thu nhập trong gia đình là?...người

6. Thu nhập trung bình của ông(bà) là bao nhiêu……….triệu/năm? 7. Nếu có một số tiền nhàn rỗi ông(bà) sẽ làm gì?

 Gửi tiết kiệm  Chơi huội

 Tiêu dùng  Khác…………

B.THÔNG TIN VỀ VIỆC VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY

8. Ông (bà) có từng vay vốn tại Ngân hàng không?

 Có  Không

9. Ông (bà) đã vay vốn tại NH nào?

86

10. Ông (bà) biết được thông tin để đi vay vốn từ nguồn nào?

 Từ chính quyền địa phƣơng  Từ cán bộ tín dụng

 Từ ti vi, báo, đài  Ngƣời quen giới thiệu

 Tự tìm đến tổ chức vay  Khác………..

11. Ông (bà) mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho tới lúc nhận được tiền………..(ngày)

12. Khi vay ông (bà) có thế chấp loại tài sản gì không?

 Có  Không

13. Nếu có thế chấp Ngân hàng yêu cầu loại tài sản nào?

 Nhà cửa  Bằng đỏ QSDĐ  Tiền lƣơng

 Tài sản khác………

C. THÔNG TIN VỀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN (Đánh vào ô thích

hợp)

 Sửa chữa nhà  Mua phƣơng tiện đi lại  Vật dụng gia đình

 Mua nhà ở đất ở  Đồ tiêu dùng khác  Khác

14. Trong thời gian sử dụng vốn vay, có cán bộ tín dụng đến để kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn theo mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng không?

 Có  Không

15. Nếu có thì CBTD đến bao nhiêu lần trong năm?...lần

D. THÔNG TIN VỀ TRẢ NỢ

16. Ông (bà) có trả nợ đúng hạn không?

 Có  Không

17. Nếu có ông (bà) dùng nguồn tiền nào để trả nợ?

 Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh  Vay mƣợn ngƣời thân

 Vay mƣợn khác để trả  Tiền lƣơng  Khác…..

18. Nếu không thì nguyên nhân nào khiến ông(bà) trả nợ không đúng hạn?

 Mất mùa do thiên tai, dịch bệnh  Chƣa tới vụ thu hoạch

87

19. Những thuận lợi khi ông (bà) vay vốn tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy là gì? (Đánh dấu vào ô thích hợp)

20. Những khó khăn khi ông (bà) vay vốn tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy là gì? (Đánh dấu vào ô thích hợp)

1. Thời gian vay nhanh

2. Khi đáo hạn có thể vay khoản khác cùng ngày 3. Thủ tục đơn giản

4. Lãi suất vay hợp lý 5. Cán bộ tín dụng chuyên nghiệp, nhiệt tình 6. Khác (ghi chú)

1. Thời gian chờ đợi lâu 2. Thủ tục rƣờm rà

3. Có ít tài sản thế chấp 4. Khác (ghi chú)

88

PHỤ LỤC

Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Correlations

Thunhap Trinhdo Chucvu

Thunhap Pearson Correlation 1 ,407(**) ,250(*) Sig. (2-tailed) ,000 ,021 N 85 85 85 Trinhdo Pearson Correlation ,407(**) 1 ,452(**) Sig. (2-tailed) ,000 ,000 N 85 85 85 Chucvu Pearson Correlation ,250(*) ,452(**) 1 Sig. (2-tailed) ,021 ,000 N 85 85 85

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Kết quả chạy hồi quy

Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 Chucvu, Thunhap, Trinhdo(a) . Enter

a All requested variables entered. b Dependent Variable: khanangtrano

Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,936(a) ,870 ,865 11,241 1,765

a Predictors: (Constant), Chucvu, Thunhap, Trinhdo b Dependent Variable: khanangtrano

89 ANOVA(b) Mode l Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 68514,48 9 3 22838,163 180,753 ,000(a) Residual 10234,33 5 81 126,350 Total 78748,82 4 84

a Predictors: (Constant), Chucvu, Thunhap, Trinhdo b Dependent Variable: khanangtrano

Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardize d Coefficients t Sig. B

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, cần thơ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)