Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích tình hình tín dụng chung của Ngân hàng qua 3 năm 2011 –
QUA 3 NĂM 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Tuy huy động vốn là hoạt động không thể thiếu trong Ngân hàng nhƣng hoạt động chính là hoạt động tín dụng đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Ngân hàng sẽ tập trung huy động vốn nhàn rỗi tạm thời trong xã hội để cho vay. Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn phần nào cho nền kinh tế nói chung và ngƣời dân trên địa bàn nói riêng nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục và phát triển.
Phân tình hình tín dụng chung của Ngân hàng cho thấy khả năng sử dụng vốn từ việc huy động, vốn huy động đáp ứng đƣợc phần nào trong công tác sử dụng vốn, từ đó có biện pháp trong việc cân xứng trong việc huy động và cho vay, tránh trƣờng hợp mất khả năng thanh khoản cho Ngân hàng cũng nhƣ đảm bảo lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn tình hình tín dụng của Ngân hàng ta phân tích theo 2 giai đoạn: giai đoạn 3 năm từ 2011-2013 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014.
39
4.2.1 Giai đoạn từ năm 2011-2013
Tình hình tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 3 năm 2011-2013 thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu, cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) DSCV 408.181 432.035 463.988 23.854 5,84 31.953 7,40 DSTN 383.711 406.763 411.362 23.052 6,01 4.599 1,13 Dƣ nợ 408.987 434.259 486.885 25.272 6,18 52.626 12,12 Nợ xấu 18.013 15.775 17.087 (2.238) (12,42) 1.312 8,32
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT Q. BìnhThủy, 2011-2013
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 tăng 23.854 triệu đồng tỷ lệ tăng 5,84% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 31.953 triệu đồng tƣơng đƣơng 7,4% so với năm 2012. Nguyên nhân do lãi suất cho vay năm 2012 giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011 trở về mức lãi suất vào cuối năm 2007 dao động từ 12-15%/năm.
Thực hiện theo nghị quyết số 13/NQ – CP ngày 10/05/2012 về việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhƣ: “Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; Giảm tiền thuê đất; Giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay đƣợc vốn; Đẩy nhanh thực hiện, giải ngân vốn đầu tƣ…”4
. Đây sẽ là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay cho bàn con nông dân trong chăn nuôi, nông nghiệp ở các phƣờng nhƣ Thới An Đông, Long Hòa, Long Tuyền, Trà Nóc..., làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng.
Trong năm 2013, lãi suất tiếp tục giảm, năm 2013 Agribank đã hỗ trợ với mức lãi suất từ 7-9%/năm cho các doanh nghiệp cho vay trung dài hạn trên địa
4
40
bàn nhằm phục vụ sản xuất ở khu công nghiệp Trà Nóc, tiếp tục thực hiện nghị quyết số 02/NQ – CP ngày 07/01/2013 tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ
Nhờ công tác thu nợ chặt chẽ, thƣờng xuyên quan tâm đôn đốc khách hàng trong việc thu hồi nợ, nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trong 3 năm từ 2011 đến 2013. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2012 tăng 23.052 triệu đồng tƣơng đƣơng 6,01% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số thu nợ tăng 4.599 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 1,3% so với năm 2012. Cho thấy hoạt động tín dụng Ngân hàng có tiến triển tốt. Nguyên nhân do doanh số cho vay tăng nên doanh số thu nợ tăng, mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣng cán bộ tín dụng thực hiện tốt công tác thu nợ nên doanh số thu nợ tăng.
4.2.1.3 Dư nợ
Chỉ tiêu dƣ nợ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Công tác thu nợ hiệu quả thì dƣ nợ càng nhỏ. Ta thấy, tình hình dƣ nợ của Ngân hàng tăng qua 3. Mặc dù công tác thu nợ tăng qua 3 năm nhƣng doanh số cho vay cũng tăng, mức thu còn thấp hơn so với mức cho vay nên dƣ nợ vẫn tăng qua các năm.
Nhìn chung, mặc dù cán bộ tín dụng hết sức quan tâm và nổ lực trong công tác thu hồi nợ nhƣng do đời sống ngƣời dân trên địa bàn còn khó khăn chịu nhiều thiên tai, mất mùa… nên khoản thu về nhỏ hơn doanh số cho vay dƣ nợ tăng trƣởng mạnh. Cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn. Dƣ nợ tăng qua các năm sẽ tìm ẩn phát sinh nhiều nợ xấu cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nữa nhằm làm giảm tình hình dƣ nợ góp phần hạn chế phát sinh nợ xấu.
4.2.1.4 Tình hình nợ xấu
Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thấp và ngƣợc lại. Nhìn chung tình hình nợ xấu của Ngân hàng qua các năm có sự biến động. Cụ thể là năm nợ xấu năm 2012 giảm 2.238 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 12,42% so với năm 2011 do trong năm 2012 thực hiện quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc cơ cấu nợ đƣợc giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã phân loại nên nợ xấu một phần đƣợc giảm từ đây. Mặt khác, Ngân hàng đẩy mạnh xử lý rủi ro.
Năm 2013 nợ xấu tăng 1.313 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 8,32% so với năm 2012. Nguyên nhân do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, trong khi đó giá
41
cả đầu ra lại bấp bênh, khách hàng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh không có khả năng trả nợ đúng hạn buộc phải xử lí tài sản thế chấp, năm 2013 tiến độ thu hồi nợ xấu chậm, các món nợ lớn đã khởi kiện, đang thi hành án nhƣng chƣa bán đƣợc tài sản, thị trƣờng bất động sản đóng băng ảnh hƣởng tiến độ thu hồi nợ xấu. Mặt khác, thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 đƣợc ban hành, các khoản nợ đƣợc gia hạn lần đầu đƣợc đƣa vào nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu thay vì đƣợc giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780/QĐ-NHNN năm 2012.
Mặc dù, nợ xấu trong năm 2013 tăng so với năm 2012 nhƣng trong 2 năm 2012, 2013 nợ xấu vẫn thấp hơn so với năm 2011 cho thấy Ngân hàng quan tâm xử lý nợ xấu.
4.2.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣờng tăng trƣởng nhiều vào những tháng đầu năm. Nhƣng đối với tình hình sử dụng vốn thì ngƣợc lại. Do các cá nhân, doanh nghiệp thƣờng có nhu cầu sử dụng vốn hay tiêu dùng chủ yếu vào những tháng cuối năm. Tình hình cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 06/2013 06/2014 06-2014/06-2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%)
Tổng DSCV 230.651 231.758 1.107 0,48
Tổng DSTN 225.224 219.135 (6.089) (2,70)
Dƣ nợ 439.686 499.508 59.822 13,60
Nợ xấu 15.994 30.643 14.649 91,59
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT Q. BìnhThủy, 6/2013,6/2014
Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay cũng tăng so với cùng kì năm trƣớc, tăng 1.107 triệu đồng tƣơng đƣơng 0,48%. Nguyên nhân do lãi suất tiếp tục giảm.
Doanh số thu nợ giảm 6.089 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do doanh số cho vay trong 6/2014 tập trung cho khách hàng doanh nghiệp trong khi cùng kỳ năm trƣớc tập trung khách hàng cá nhân, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với
42
những khó khăn, khả năng trả nợ giảm nên doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng giảm.
Dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với cùng kì năm trƣớc tăng 59.822 triệu đồng tƣơng đƣơng 13,6%. Do công tác cho vay tăng cùng với việc thu nợ gặp nhiều khó khăn nên dƣ nợ tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái.
Đến tháng 6 đầu năm 2014 nợ xấu tăng mạnh 14.649 triệu đồng tỷ lệ tăng 91,59% so với cùng kì năm trƣớc. Nguyên nhân do sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn, hàng hóa trong nƣớc tiêu thụ chậm. Mặt khác, có nhiều vụ đang khởi kiện chờ tòa án giải quyết chƣa thu hồi đƣợc nợ, các khoản nợ chuyển sang nợ xấu. Mặc dù thông tƣ 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 02 cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ban hành từ năm 2012 đến ngày 01/04/2015 nhƣng việc cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn cụ thể trong khoản 11 điều 1 thông tƣ 09/2014/TT-NHNN.
Doanh số cho vay tăng chỉ cho ta thấy Ngân hàng đang mở rộng tín dụng, giải quyết khó khăn cho ngƣời dân, thu hút đƣợc khách hàng, điều này chƣa phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Tình hình nợ xấu có xu hƣớng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, hình ảnh Ngân hàng có thể bị hạ thấp, làm mất lòng tin của ngƣời gửi tiền, điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong các huy động vốn, cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy, việc quản lý nợ xấu phải cần đƣợc quan tâm hơn nữa.
Nhƣng nhìn nhận ở góc độ khác NHNo ngoài việc cung cấp vốn cho nền kinh tế thì mục tiêu khá quan trọng của Ngân hàng là vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong khi các Ngân hàng khác thì hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận hơn. Vì vậy, việc đƣa ra chính sách tín dụng quá khắc khe để giảm thiểu nợ xấu thì nhiều khách hàng sẽ không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, đời sống tiếp tục khó khăn. Điều này cho ta thấy, dù cán bộ tín dụng đã hết sức nỗ lực trong công việc, hạn chế nợ xấu nhƣng thực hiện song hai mục tiêu thì khó lƣỡng toàn.