Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp do Ngân hàng cung cấp: doanh số cho vay tiêu dùng, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...
Thu thập thông tin từ các trang web và một số loại sách báo, tạp chí chuyên ngành.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân trên địa bàn quận Bình Thủy thông qua bảng câu hỏi đã định sẳn.
19
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên mẫu tiến hành phỏng vấn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: lấy mẫu ngẫu nhiên theo danh sách các hộ vay vốn tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy để tiến hành phỏng vấn. Đề tài chọn cỡ mẫu 85 mẫu cho đối tƣợng này. Số lƣợng mẫu 85 đƣợc xem là đủ lớn để chạy hàm hồi quy xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ.
Ta có công thức xác định cỡ mẫu của Slovin (1984) nhƣ sau:
n = ) . 1 ( N2 N (2.6) Trong đó: N: Số quan sát tổng thể e: sai số cho phép
Với sai số cho phép là 10% và số quan sát tổng thể là 500 khách hàng. Lúc này cỡ mẫu tối thiểu đƣợc xác định nhƣ sau:
n = 500/(1 + 500x(10%)2) = 83
Vậy cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng 83 sẽ đủ lớn để suy rộng cho cả tổng thể. Vì thế đề tài sử dụng cỡ mẫu 85 là phù hợp.
2.2.2 Phƣơng pháp xử lí số liệu
2.2.2.1Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê những số liệu cần thiết để làm cơ sở cho việc phân tích. - Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số liệu tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc:
y = y1 - y0 (2.7)
Trong đó:
y0 : Chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : Chỉ tiêu năm sau.
20
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.2.3Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế: y = ( 0 1 y y - 1)* 100% (2.8) Trong đó: y0 : Chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : Chỉ tiêu năm sau.
y : Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.2.2.4Phương pháp hồi quy tuyến tính (Regression Analysis)
Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ các cá nhân và đƣợc phân tích thông qua phƣơng pháp hồi quy tuyến tính bằng mô hình hồi quy đa biến.
Dùng phần mềm SPSS phân tích hồi quy tuyến tính để tìm các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Việc thiết lập phƣơng trình hồi quy nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến một tiêu chí nào đó, chọn những nhân tố ảnh hƣởng có ý nghĩa. Phƣơng trình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1Xt1 + β2Xt2 +...+ βkXtk + ut
Trong đó: Y là biến phụ thuộc (biến đƣợc giải thích).
Xi (i = 1, 2,…, k) là các biến độc lập (biến giải thích). β0 là hệ số tự do, giá trị trung bình của Y khi X bằng 0.
β1, β2,…, βk (k = 1, 2, 3,…) là hệ số góc, đo lƣờng lƣợng thay đổi trung bình trong biến phụ thuộc Y khi X thay đổi một đơn vị.
Các tham số β0,β1, β2,…, βk đƣợc ƣớc lƣợng thông qua các hệ số β0^, β1^, β2^,…, βk^ của hàm hồi quy mẫu, các hệ số này đƣợc tính toán bằng mềm SPSS. Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:
21
Hệ số xác định R2 (R – Square): Cho biết tỷ lệ % biến động của biến Y đƣợc giải thích bởi các biến Xi (0 < R2 < 1).
Hệ số xác định đã điều chỉnh (Adjusted R Square): Đây là một chỉ số quan trọng để chúng ta nên thêm một biến độc lập vào phƣơng trình hồi quy hay không. Khi thêm vào một biến mà R2
điều chỉnh tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phƣơng trình hồi quy.
Giá trị Significance F (Sig.F): Giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó, và giá trị Sig.F cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 trong kiểm định bao quát các tham số của mô hình hồi quy. F càng lớn hay Sig.F càng nhỏ, khả năng bác bỏ giả thuyết H0 càng cao – giả thuyết H0 cho rằng tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0, nghĩa là các biến độc lập Xi không liên quan tuyến tính tới biến phụ thuộc Y.
* Dự báo các biến đƣa vào mô hình hồi quy Phƣơng trình hồi quy tổng thể có dạng: Y = β0 + β1Xt1 + β2Xt2 +...+ βkXtk + ut
Yi (biến phụ thuộc): Là khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng No&PTNT quận Bình Thủy.
Xi (biến độc lập): Qua thông tin điều tra và khảo sát thì đề tài đã xác định một số biến độc lập có ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT quận Bình Thủy nhƣ sau: thu nhập của khách hàng, trình độ học vấn, khách hàng có chức vụ.
Thu nhập: Là tổng giá trị thu nhập trung bình của khách hàng trong năm và có đơn vị tính là triệu đồng/khách hàng/năm. Thông thƣờng thu nhập của khách hàng càng cao thì khách hàng đó đƣợc đánh giá cao về khả năng tài chính, có điều kiện trả nợ hơn những khách hàng có thu nhập thấp, những khách hàng này đảm bảo đƣợc các khoản chi tiêu trong gia đình họ nên khả năng trả nợ từ những khách hàng này thƣờng sẽ cao hơn.
Có chức vụ: Tức là những khách hàng làm việc ở các cơ quan, ban ngành nhà nƣớc ở địa phƣơng, các công ty có khả năng trả nợ tốt hơn nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ lƣơng. Mặt khác, họ cũng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ nhằm giữ uy tín để tiếp tục công việc, có quan hệ rộng và đƣợc Ngân hàng tin tƣởng hơn so với hộ không có chức vụ. Vì thế, những khách hàng có chức vụ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng thƣờng cao hơn so với những khách hàng không có chức vụ, biến này nhận giá trị là 1 nếu khách hàng có chức vụ, nhận giá trị 0 nếu không thuộc trƣờng hợp trên.
22
Trình độ học vấn: Là trình độ học vấn của khách hàng đƣợc tính theo số năm đến trƣờng. Biến này nhận giá trị từ 0 đến 16, lần lƣợt từ mù chữ đến lớp 12, lớp 14 là trung cấp, 15,5 cao đẳng, 16 đại học, trên 16 sau đại học. Nếu những khách hàng có trình độ càng cao thì họ dễ dàng nắm bắt thông tin, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có khả năng khai thác cơ hội đầu tƣ tốt, am hiểu thủ tục cũng nhƣ quy trình vay vốn tại NH - về việc áp dụng lãi quá hạn cho các khoản nợ quá hạn…Do đó, những khách hàng có trình độ cao thì khả năng trả nợ của khách hàng thƣờng cao hơn so với những khách hàng không có trình độ hay trình độ thấp.
23
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
BÌNH THỦY – CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thôn Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Nghị định số 53/ HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ). Lúc mới thành lập, Ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, Ngân hàng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ).
Cuối năm 1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nhƣ hiện nay.
Tên viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam.
Tên quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Gọi tắt: Agribank.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng và chịu sự quản lí trực tiếp của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội, văn phòng đại diện tại miền Nam (TP.HCM) và miền Trung (TP. Đà Nẵng). Toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc đƣợc kết nối trực tuyến với nhau. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lƣới ra nƣớc ngoài khi chính thức khai trƣơng chi nhánh đầu tiên tại Vƣơng quốc Campuchia.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh.
24
Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, riêng năm 2012 là 333 tỷ đồng.
Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Bình Thủy và phát triển nông thôn quận Bình Thủy
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quận Bình Thủy là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo&PTNT TP Cần Thơ đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 24/08/2004. Trụ sở chính đặt tại lô 03.08 – 09 khu dân cƣ Ngân Thuận – Lê Hồng Phong, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Hoạt động trên các địa bàn: P. Bùi Hữu Nghĩa, P. Bình Thủy, P. An Thới, P. Trà Nóc, P. Trà An, P. Long Hòa, P. Long Tuyền, P. Thới An Đông và xã Giai Xuân. Ngân hàng đƣợc đƣa vào hoạt động nhằm mục đích phục vụ cho nhân dân trong địa bàn quận, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế - xã hội trong quận. Từ sự đóng góp nhỏ đƣa đến sự đóng góp lớn là ổn định và phát triển kinh tế cả nƣớc.
Phạm vi hoạt động của Ngân hàng là bám sát địa bàn quận, huyện, hoạt động theo định hƣớng đã xác định là ƣu tiên lĩnh vực „tam nông”: “Nông thôn là thị trƣờng chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ”. Với phƣơng châm “Agribank mang phồn thịnh đến cho khách hàng”.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CÁC PHÕNG BAN VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quận Bình Thủy có cơ cấu tổ chức khá đơn giản và hiệu quả gồm ban Giám đốc và các phòng ban, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của ban Giám đốc.
25
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT Q. BìnhThủy, 2014
Hình 3.1 Bộ máy tổ chức và quản lí Ngân hàng
3.2.2 Nhiệm vụ
3.2.2.1 Ban giám đốc
Đây là đầu não quản lí hoạt động của Ngân hàng. Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng, tổ chức thực hiện tốt các quy định, chế độ của Ngân hàng cấp trên. Gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc.
* Giám đốc
Là ngƣời đứng đầu, trực tiếp điều hành chung chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng.
Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả cho Ngân hàng cấp trên.
* Phó Giám đốc
Giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám đốc giao phó. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng (nếu có sự ủy quyền của Giám đốc).
3.2.2.2 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhƣ: Nhận đơn xin vay, thẩm định xét duyệt cho vay để trình lên Giám đốc. Chịu trách nhiệm chính
Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng hành Chính nhân sự
26
trong việc quản lí đồng vốn của khách hàng, đề xuất và xử lý các khoản nợ quá hạn.
Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin số liệu đề xuất chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ mang tính khả thi, hiệu quả.
Tham mƣu cho ban Giám đốc trong việc quản lí tín dụng theo từng đối tƣợng cụ thể.
Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
Theo giỏi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ. Từ đó, trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể. 3.2.2.3 Phòng Kế toán – Ngân quỹ
* Phòng Kế toán
Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền.
Quản lí hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu nhập các thông tin phát sinh trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lƣơng đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nƣớc.
Nhận và kiểm soát kịp thời các giấy tờ theo quy định của hồ sơ kế toán cho vay do cán bộ tín dụng chuyển đến, kiểm soát các chứng từ, hạch toán đảm bảo hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định về chế độ chứng từ kiểm toán hiện hành.
Tổng hợp lƣu sổ tài liệu hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Hoàn thiện và lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định Nhà nƣớc.
* Phòng Ngân quỹ
Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai xót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên ban Giám đốc.
3.2.2.4 Phòng hành chánh
Thực hiện việc chi trả lƣơng cho cán bộ đơn vị. Sắp xếp, đóng chứng từ phát sinh hằng ngày.
27
Có trách nhiệm trình ban Giám đốc kí các phiếu chi, giấy rút và gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền điện tử hằng ngày.
3.2.3 Nguồn nhân lực
Tính đến 30/06/2014 tổng số cán bộ, công nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Bình Thủy là 25 ngƣời.
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự tại Ngân hàng
STT Nghiệp vụ Số ngƣời (ngƣời) Tỉ trọng
(%)
1 Ban Giám đốc 3 12%
2 Tín dụng 9 36%
3 Kế toán – Ngân quỹ 12 48%
4 Hành chính nhân sự công đoàn 1 4%
Tổng 25 100
Nguồn: Phòng nhân sự NHN0&PTNT Q. BìnhThủy, 2014