Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả marketing hỗn hợp trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng marketing hỗn hợp trong phát hành và thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 31 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về marketing hỗn hợp trong phát hành và thanh toán thẻ

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả marketing hỗn hợp trong phát

hành và thanh toán qua thẻ của ngân hàng thương mại.

*Sự tuân thủ: Tiêu chí này phản ánh việc chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật, hệ thống, quy định về phát hành và thanh toán thẻ. Việc đánh giá tiêu chí này giúp ngân hàng đánh giá quy trình của mình có chấp hành đúng các văn bản pháp luật, có tuân thủ các quy định hiện hành về phát hành và thanh toán thẻ của các cấp quản lý, quy trình chung của hệ thống … Từ đó tạo được sự hoạt động thống nhất, cạnh tranh lành mạnh trong phát hành và thanh toán thẻ.

*Mức độ đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng sử dụng thẻ: Đây là tiêu chí mang tính chất tổng hợp và rất quan trọng để đánh giá hiệu quả ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

của NHTM. Nó phản ánh mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng, dịch vụ thẻ của ngân hàng càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao thì càng làm hài lòng khách hàng sử dụng thẻ và ngược lại. Tuy nhiên, tiêu chí này mang đậm tính chủ quan của khách hàng nên việc xác định là vô cùng khó khăn. Thông qua việc điều tra, thu thập thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ để ngân hàng đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng sử dụng thẻ dựa trên 5 khía cạnh cơ bản sau:

+ Mức độ tin tưởng: Mức độ tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của ngân hàng thể hiện qua các sản phẩm thẻ của ngân hàng đã thật sự thu hút khách hàng hay chưa? Việc ngân hàng cung cấp các sản phẩm thẻ có đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng hay không? Khi khách hàng sử dụng thẻ gặp trở ngại, phát sinh lỗi giao dịch và khiếu nại, ngân hàng có quan tâm và xử lý kịp thời cho khách hàng không?

+ Mức độ đảm bảo: Thể hiện ở kiến thức và tác phong của người cung cấp dịch vụ cũng như khả năng gây dựng lòng tin đối với khách hàng. Một số câu hỏi đặt ra để khảo sát mức độ đảm bảo của ngân hàng như: Nhân viên ngân hàng có đủ kiến thức chuyên môn để tư vấn cho khách hàng hay không? Khách hàng có cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng hay không? Nhân viên ngân hàng có lịch sự, niềm nở với khách hàng hay không?

+ Yếu tố hữu hình: Thể hiện ở cơ sở vật chất, các thiết bị hỗ trợ và hình thức bên ngoài của ngân hàng như: Ngân hàng có được trang bị hiện đại không? Không gian giao dịch có được bố trí khoa học và chuyên nghiệp không? Các tờ rơi và biểu mẫu về dịch vụ thẻ có được thiết kế khoa học, dễ hiểu và thu hút được khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng không?

+ Sự thấu hiểu: Thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến nhu cầu của khách hàng sử dụng thẻ thông qua: Tính năng, tiện ích của các sản phẩm thẻ ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa? Phong cách

phục vụ của nhân viên ngân hàng có chuyên nghiệp, có thể hiện sự quan tâm đúng mức hay chưa?

+ Khả năng đáp ứng: Thể hiện sự sẵn sàng phục vụ, khả năng cung cấp dịch vụ thẻ nhanh chóng và đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, khi khách hàng có nhu cầu về các tiện ích hoặc các sản phẩm thẻ mới, ngân hàng cũng kịp thời nắm bắt và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

*Uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường thẻ: Tiêu chí này thể hiện mức độ nhận biết của khách hàng về hình ảnh, thương hiệu, uy tín ngân hàng trên thị trường thẻ. Tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng. Để đánh giá tiêu chí này, có thể dựa trên đánh giá của các tổ chức có uy tín hoặc khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng theo các đặc trưng của dịch vụ thẻ ngân hàng như: Chất lượng các sản phẩm thẻ, công tác chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ, tính bảo mật của sản phẩm thẻ, công tác quảng bá đưa hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng đến với khách hàng, thị phần của ngân hàng trên thị trường thẻ, … Sự gia tăng uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường thẻ thể hiện ở sự thay đổi trong danh sách xếp hạng, tín nhiệm do khách hàng hoặc các tổ chức có uy tín bình chọn như Standard & poor, Moody‟s (Mỹ) hay Fast 500 (Việt Nam)

1.2.4. Đo lường kết quả ứng dụng marketing hỗn hợp trong phát hành và thanh toán qua thẻ của ngân hàng thương mại.

Việc phân tích hiệu quả ứng dụng marketing hỗn hợp còn được thể hiện qua đo lường các tiêu chí định lượng. Tiêu chí định lượng là những tiêu chí đo lường hiệu quả ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ được lượng hóa bằng con số cụ thể. Nhóm tiêu chí định lượng bao gồm:

*Sự gia tăng doanh số: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số phát hành và thanh toán thẻ ngoài việc thể hiện mức độ gia tăng doanh số phát hành và thanh toán

thẻ, còn thể hiện hiệu quả ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số phát hành thẻ = DSPHT1 – DSPHT0 x 100% DSPHT0 Tỷ lệ tăng trưởng

doanh số thanh toán thẻ =

DSTTT1 – DSTTT0

x 100% DSTTT0

Chỉ tiêu này thường được tính toán định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc sau một thời gian triển khai chiến lược marketing hỗn hợp và là thước đo giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả ứng dụng marketing dịch vụ thẻ.

*Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ: Tỷ lệ gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ thể hiện mức độ gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ của ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng. Các ngân hàng thường tính toán chỉ tiêu này đối với từng danh mục sản phẩm thẻ và toàn bộ thẻ ngân hàng, từ đó đưa ra các chiến lược marketing thẻ phù hợp.

Tỷ lệ gia tăng số lượng

khách hàng sử dụng thẻ =

SLKH1 – SLKH0

x 100% SLKH0

*Thị phần thẻ: Tiêu chí này cho thấy vị thế của ngân hàng trong thị trường thẻ. Thông tin về thị phần thẻ của ngân hàng trong các thời kỳ còn phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với những đối thủ khác trong thị trường thẻ.

Thị phần thẻ của

ngân hàng =

Số lượng thẻ của ngân hàng

x 100% Số lượng thẻ toàn hệ thống

*Tối đa hóa lợi nhuận trên một đồng chi phí cho hoạt động marketing: Tiêu chí này phản ánh hiệu quả của hoạt động marketing đối với việc phát hành và thanh toán thẻ, được tính toán dựa trên lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ nhờ ứng dụng marketing hỗn hợp và chi phí cho việc

ứng dụng chiến lược marketing đó.

Hiệu quả chi phí = Lợi nhuận thu được x 100%

Chi phí marketing

Nhìn vào con số này, chúng ta biết được với mỗi đồng chi phí bỏ ra cho việc ứng dụng marketing thẻ thì thu được lợi nhuận là bao nhiêu. Mục tiêu của ngân hàng là tối giản hóa chi phí cho hoạt động marketing và tối đa hóa lợi nhuận thu được. Lợi nhuận trên một đồng chi phí cho hoạt động marketing càng lớn thì việc ứng dụng trong phát hành và thanh toán thẻ càng hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng marketing hỗn hợp trong phát hành và thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)