Công tác quản lý tài chính tại Công tyCổ phần Phương Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 44 - 46)

1.2.3 .Các tiêu chí đánh hoạt động quản lý tài chính

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số Côngty và bài học rút ra cho

1.3.1. Công tác quản lý tài chính tại Công tyCổ phần Phương Anh

Quản lý tài sản cốđịnh

Đặc thù chung của các doanh nghiệp xây dựng là giá trị TSCĐ lớn, bao gồm chủ yếu là các dây chuyền, thiết bị công nghệ sản xuất. Công ty luôn chú trọng đến công tác quản lý TSCĐ, tuân thủ các quy trình quy phạm kỹ thuật trong quá trình sử dụng TSCĐ. Tại Công ty, có một bộ phận chuyên đảm

nhận việc sửa chữa, bảo dưỡngTSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụngTSCĐ.

Quản lý vốn lƣuđộng

Quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung trên các mặt như quản lý vốnbằng tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu.

Đối với quản lý vốn bằng tiền, Công ty cũng đã tính toán vốn bằng tiền tối ưu, song việc tính toán dựa vào những dự báo chủ quan của người quản lý. Việc thực hiện lập kế hoạch vốn bằng tiền giúp Công ty có sự chủ động trong các giao dịch hàng ngày, giữ uy tín đối với các bạn hàng, tạo tâm lý tin tưởng lẫnnhau.

Đối với các khoản phải thu, Công ty thực hiện nhiều biện pháp để đốc thúc thu hồi nợ, tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu. Công ty đã thực hiệnđúng chế độ kế toán về quản lý các khoản phải thu, thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Đối với hàng tồn kho, Công ty đã cố gắng tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đối với thành phẩm nhập kho, Công ty cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tìm các bạn hàng mới để tồn kho thành phẩm luân chuyểnnhanh.

Quản lý doanhthu

Doanh thu của Công ty phần lớn là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm toàn bộ số tiền mà Công ty thu được từ việc bán các sản phẩm sau khi đã trừ đi toàn bộ các khoản giảm trừ theo quy định của chế độ kế toán. Trong công tác quản lý doanh thu, Công ty luôn chú trọng các chính sách nhằm khuyến khích tăng doanh số, nâng cao thị phần và ảnh hưởng của Công ty trên thị trường.

Quản lý chiphí

Việc quản lý chi phí chặt chẽ nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm luôn được Công ty đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ chi phí đầu vào là một trong những nhân tố quan trọng xác định lợi nhuận và xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc thù Công ty là một doanh nghiệp sản xuất, nên các chi phí đầu vào bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đến các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm và quản lý. Trong quá trình kinh doanh, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để quản lý chi phí và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụthể:

Thứ nhất, Công ty đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Các định mức này được phổ biến tới từng cán bộ, công nhân viên của Công ty. Định mức này cho phép Công ty quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

Thứ hai, Công ty đã xây dựng chế độ thưởng, phạt đối với những cá nhân, tập thể trong việc quản lý tiêu hao vật tư. Khống chế mức hao hụt vật tư cụthể.

Với những biện pháp mà Công ty đã áp dụng, giá thành sản phẩm của Công ty đã giảm được đáng kể, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)