Sơ đồ tổ chức VPM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 56)

Nguồn: Công tyVPM

Ban Tổng giám đốc: Bao gồm TổngTônggiám đốc và các Phó Tổng

giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc điều hành có nhiệm vụ điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Thường xuyên báo cáo Hội đồng quản trị tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có

nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Các phòng ban chức năng: Các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ thực

hiện các công việc do Tổng giám đốc Công ty giao và thực hiện theo quy chế chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Tổng Ggiám đốc Công tyban hành.

Các Phòng: Có Trưởng phòng phụ trách chung, Phó phòng (nếu có)

và các chuyên viên, cán bộ, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Cán bộ các phòng do Giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Các Chi nhánh, Ban quản lý dự án, Đội xây dựng công trình: Giám

đốc Chi nhánh, Giám đốc Ban quản lý, Trưởng ban điều hành, Đội trưởng do Ban giám đốc điều hành, bổ nhiệm theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành.

Cơ cấu tổ chức, hoạt động và các vấn đề liên quan đến Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc, các Phòng, Chi nhánh, Ban quản lý dự án, Đội xây dựng công trình của Công ty tuân thủ các quy định trong Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua.

3.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh

- Thi công xây lắp: Các công trình xây dựng dân dụng; các công trình công nghiệp; thi công hạ tầng và PCCC.

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công tyCổ phần tƣ vấn quản lý Dự ánVPM– Hà Nội

3.2.1. Bộ máy quản lý tài chính tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý Dự

ánVPM– Hà Nội

Toàn bộ công tác kế toán tài chính tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý Dự ánVPMđều do Phòng TCKT đảm nhiệm. Phòng TCKT có nhiệm vụ theo dõi ghi chép, quản lý các công việc tài chính hàng ngày của Công ty. Phòng TCKT cũng là bộ phận lập các báo cáo tài chính, các kế hoạch tài chính để trình Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông xem xét. Việc đưa ra các quyết định về quản lý tài chính thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Chức năng nhiệm vụ phòng tài chính kế toán Chức năng:

- Hoạch định, tham mưu và đề xuất chiến lược tài chính công ty: dự báo những yêu cầu tài chính, dự toán ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chi tiêu. Tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên kế hoạch kinh doanh của Công tyvà tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch tài chính đã xây dựng. Tham mưu, đề xuất việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn vốn phục vụ kịp theo các quy định.

- Thực hiện quản lý, danh mục đầu tư, quản lý rủi ro tài chính.

- Tham mưu cho lãnh đạo Công tytrong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, nguồn vốn theo đúng qui định hiện hành.

- Tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn áp dụng việc hạch toán kế toán. Tổ chức, kiểm tra việc hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

Nhiệm vụ:

-Đề xuất chiến lược tài chính Công typhù hợp cho từng giai đoạn, cho từng thời kỳ

-Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty.Theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính, chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.

- Thực hiện so sánh, phân tích những sai biệt giữa kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu, thực hiện động tác điều chỉnh phù hợp.

- Giám sát thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược chính đề ra.

- Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm.

Phòng kế toán của Công tycó một Kế toán trưởng làm trưởng phòng, phụ trách việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán ở công ty, quản lý tình hình kinh tế tài chính của Công tyvà các đội trực thuộc. Các thành viên còn lại trong phòng phụ trách các công tác: thủ quỹ; kế toán tiền mặt; kế toán ngân hàng; kế toán tiền lương; kế toán thuế; kế toán công nợ; kế toán TSCĐ, CCDC.

Xét về lực lượng đội ngũ kế toán thì có thể nói Công tyđang có một đội ngũ tốt với một cơ cấu phù hợp để đảm đương được công việc kế toán hàng ngày, các công đoạn công việc cũng được phân công hết sức cụ thể rõ ràng, tính chuyên môn hóa cao. Điều này làm tăng chất lượng hiệu quả công việc, đồng thời cũng tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên.

Tuy nhiên, số người hoạt động ở công tác hiện nay là khá ít, chỉ có trưởng phòng kế toán chủ yếu làm các công tác tài chính và có sự trợ giúp của các kế toán viên dẫn đến một người phải lo quá nhiều việc làm cho một

số công tác tài chính sẽ bị xem nhẹ hoặc bỏ qua hoặc có những sai sót nhất định như vậy sẽ dẫn đến hiệu quả của quản lý tài chính sẽ không được hiệu quả.

3.2.2. Công tác hoạch định kế hoạch tài chính tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý Dự ánVPM– Hà Nội quản lý Dự ánVPM– Hà Nội

Để quản lý tài chính, Công tyVPMtiến hành hoạch định tài chính. Công tác hoạch định tài chính của Công tytập trung vào việc lựa chọn phương án hoạt động cho Công tytrong tương lai. Các kế hoạch tài chính của Công tyđược xây dựng dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể của Công tyvà mục tiêu quản lý tài chính của Công ty. Công tác hoạch định tài chính của Công tyđược xây dựng dựa trên việc xem xét tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính của Công ty, sự biến động của thị trường, từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên cơ sở là định hướng của các chính sách kinh tế xã hội chung, các chính sách của từng ngành và chính sách cụ thể của Công ty.

Quy trình hoạch định tài chính của Công tyđược thực hiện như sau:

Bƣớc 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Công tytiến hành phân tích môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường hàng hoá về các sản phẩm bao bì, thị trường tài chính ngân hàng… để thấy được những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm ẩn.

Tiến hành nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong của Công tythông qua kết quả hoạt động, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn vốn… để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, từ đó các nhà quản lý có được định hướng và cơ sở cho các bước tiếp theo.

Bƣớc 2: Thiết lập các mục tiêu

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty, trưởng phòng tài chính và ban lãnh đạo Công tyđặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tài chính tiếp theo. Mục tiêu hoạt động tài chính năm 2015 của Công tyđược thống nhất như sau:

Bảng 3.1. Mục tiêu các chỉ tiêu tài chính năm 2016STT Chỉ tiêu Mục tiêu STT Chỉ tiêu Mục tiêu năm 2016 Đơn vị tính 1

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,2 Lần

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.8 Lần

2

Nhóm chỉ tiêu đăc trƣng về kết cấu tài chính

Hệ số nợ 0,5 Lần

Hệ số thanh toán lợi tức vay 1,2 Lần

3

Nhóm chỉ tiêu về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

Số vòng quay vật tư- hàng hoá 9,0 Lần

Kỳ thu tiền trung bình 50,0 Lần

Số vòng quay vốn lưu động 3,5 Lần

Hiệu suất sử dụng vốn cố định 10,0 Lần

Hệ số vòng quay toàn bộ vốn 2,0 Lần

4

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ 1,5 %

Doanh lợi vốn 4,0 %

Doanh lợi vốn tự có 8,0 %

Nguồn: Công tyVPM năm 2016

Bƣớc 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Phòng Tài chính - Kế toán cùng với bBan Ggiám đốc đưa ra những phương án thực hiện để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công ty và có tính khả thi cao.

Bƣớc 4: Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích và đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu. Quá trình đánh giá được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài

chính cũng như độ khả dụng của các phương án. Phương án được lựa chọn là phương án mang lại hiệu quả cao nhất và có tính khả thi cao.

Bƣớc 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án

Sau khi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu, tiến hành thể chế hoá kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ rang cho từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.

3.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý Dự ánVPM– Hà Nội

3.2.3.1. Quản lý vốn luân chuyển

Đối với một tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung, để có thể được thành lập và tồn tại thì điều kiện tiên quyết chính là vốn. Do đó, Công tyluôn coi vấn đề quản lý vốn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Công tác quản lý vốn của Công tygồm nhiều khâu và đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc như xác định nhu cầu vốn, xác định cơ cấu vốn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, bảo tồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn… Đối với Công tythì quản lý vốn bao gồm 3 mảng lớn là quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động và quản lý vốn đầu tư tài chính.

Quản lý vốn cố định

Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty là những tư liệu lao động chủ yếu của Công ty mà đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tài sản cố định của Công ty gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất. Tài sản cố định hữu hình

gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý.

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Tài sản cố định của Công tyđược đánh giá theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

Bảng 3.2. Tài sản cố định hữu hình tính đến tháng 12/2016Đơn vị tính: VND Đơn vị tính: VND Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phƣơng tiện vận tải, truyền dấn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ hữu hình khác Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ hữu hình

- Số dư đầu năm 6,072,454,545 765,334,909 148,699,571 6,986,489,025 - Số tăng trong năm 112,500,000 36,400,000 148,900,000

- Số dư cuối năm 112,500,000 6,108,854,545 765,334,909 148,699,571 7,135,389,025 Đã khấu hao hết

nhưng vẫn còn sử

dụng 191,545,454 74,878,571 266,424,025

Giá trị hao mòn

- Số dư đầu năm 4,327,641,634 599,512,354 85,131,486 5,012,285,474 - Số tăng trong năm 4,683,333 465,814,043 153,066,984 24,606,996 648,171,356

- Số giảm trong năm

- Số dư cuối năm 4,683,333 4,793,455,677 752,579,338 109,738,482 5,660,456,830

Giá trị còn lại của

TSCĐ hữu hình (1-2)

- Tại ngày đầu năm 1,744,812,911 165,822,555 63,568,085 1,974,203,551 - Tại ngày cuối năm 107,816,667 1,315,398,868 12,755,571 38,961,089 1,474,932,195

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2016

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy tài sản cố định của công ty luôn rất thấp, đặc biệt là tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tận dụng để sử dụng: đối với thiết bị máy móc là: 191,545,454; Thiết bị dụng cụ quản lý là: 74,878,571.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà Công ty sử dụng là phương pháp đườngthẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian sử dụng tài sản cố địnhđược Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian mà Bộ Tài chính quy định theo Quyếtđịnh 206/2003/QĐ- BTC. Sử dụng phương pháp khấu hao này có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về hoạt động tạo lập và sử dụng nguồn vốn cố định của Công ty. Từ đó, căn cứ vào các kết quả có liên quan có thể giúp cho nhà quản lý Công ty có thể đánh giá được tình hình huy động và sử dụng vốn cố định có hiệu quả không.

Cùng với quản lý tài sản cố định hữu hình công ty cũng tất chú trọng đến quản lý tài sản cố định vô hình. Lãnh đạo công ty luôn xác định quản lý tài sản cố định vô hình có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.

Bảng 3.3. Tài sản cố định vô hình Đơn vị tính: VND Đơn vị tính: VND Khoản mục Quyền sử dụng đất Tổng cộng NGUYÊN GIÁ Số dư tại 01/01/2016 228.237.750 228.237.750 Số dư tại 31/12/2016 228.237.750 228.237.750 GIÁ TRỊ HAO MÒN LUỸ KẾ

Số dư tại 01/01/2016 58.522.500 58.522.500

Khấu hao trong năm 23.409.000 23.409.000

Số dư tại 31/12/2016 81.931.500 81.931.500

GIÁ TRỊ CÓN LẠI

Số dư tại 01/01/2016 169.715.250 169.715.250 Số dư tại 31/12/2016 146.306.250 146.306.250

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2016)

Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vao sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất của Công ty. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là vòng quay vốn của Công ty nhanh.

Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.

- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.

- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hang hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 56)