Công tác hoạch định kế hoạch tài chính tại Công tyCổ phần Tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công tyCổ phần Tư vấn quản lý

3.2.2. Công tác hoạch định kế hoạch tài chính tại Công tyCổ phần Tư vấn

quản lý Dự ánVPM– Hà Nội

Để quản lý tài chính, Công tyVPMtiến hành hoạch định tài chính. Công tác hoạch định tài chính của Công tytập trung vào việc lựa chọn phương án hoạt động cho Công tytrong tương lai. Các kế hoạch tài chính của Công tyđược xây dựng dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể của Công tyvà mục tiêu quản lý tài chính của Công ty. Công tác hoạch định tài chính của Công tyđược xây dựng dựa trên việc xem xét tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính của Công ty, sự biến động của thị trường, từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên cơ sở là định hướng của các chính sách kinh tế xã hội chung, các chính sách của từng ngành và chính sách cụ thể của Công ty.

Quy trình hoạch định tài chính của Công tyđược thực hiện như sau:

Bƣớc 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Công tytiến hành phân tích môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường hàng hoá về các sản phẩm bao bì, thị trường tài chính ngân hàng… để thấy được những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm ẩn.

Tiến hành nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong của Công tythông qua kết quả hoạt động, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn vốn… để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, từ đó các nhà quản lý có được định hướng và cơ sở cho các bước tiếp theo.

Bƣớc 2: Thiết lập các mục tiêu

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty, trưởng phòng tài chính và ban lãnh đạo Công tyđặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tài chính tiếp theo. Mục tiêu hoạt động tài chính năm 2015 của Công tyđược thống nhất như sau:

Bảng 3.1. Mục tiêu các chỉ tiêu tài chính năm 2016STT Chỉ tiêu Mục tiêu STT Chỉ tiêu Mục tiêu năm 2016 Đơn vị tính 1

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,2 Lần

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.8 Lần

2

Nhóm chỉ tiêu đăc trƣng về kết cấu tài chính

Hệ số nợ 0,5 Lần

Hệ số thanh toán lợi tức vay 1,2 Lần

3

Nhóm chỉ tiêu về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

Số vòng quay vật tư- hàng hoá 9,0 Lần

Kỳ thu tiền trung bình 50,0 Lần

Số vòng quay vốn lưu động 3,5 Lần

Hiệu suất sử dụng vốn cố định 10,0 Lần

Hệ số vòng quay toàn bộ vốn 2,0 Lần

4

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ 1,5 %

Doanh lợi vốn 4,0 %

Doanh lợi vốn tự có 8,0 %

Nguồn: Công tyVPM năm 2016

Bƣớc 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Phòng Tài chính - Kế toán cùng với bBan Ggiám đốc đưa ra những phương án thực hiện để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công ty và có tính khả thi cao.

Bƣớc 4: Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích và đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu. Quá trình đánh giá được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài

chính cũng như độ khả dụng của các phương án. Phương án được lựa chọn là phương án mang lại hiệu quả cao nhất và có tính khả thi cao.

Bƣớc 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án

Sau khi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu, tiến hành thể chế hoá kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ rang cho từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.

3.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý Dự ánVPM– Hà Nội

3.2.3.1. Quản lý vốn luân chuyển

Đối với một tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung, để có thể được thành lập và tồn tại thì điều kiện tiên quyết chính là vốn. Do đó, Công tyluôn coi vấn đề quản lý vốn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Công tác quản lý vốn của Công tygồm nhiều khâu và đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc như xác định nhu cầu vốn, xác định cơ cấu vốn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, bảo tồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn… Đối với Công tythì quản lý vốn bao gồm 3 mảng lớn là quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động và quản lý vốn đầu tư tài chính.

Quản lý vốn cố định

Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty là những tư liệu lao động chủ yếu của Công ty mà đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tài sản cố định của Công ty gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất. Tài sản cố định hữu hình

gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý.

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Tài sản cố định của Công tyđược đánh giá theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

Bảng 3.2. Tài sản cố định hữu hình tính đến tháng 12/2016Đơn vị tính: VND Đơn vị tính: VND Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phƣơng tiện vận tải, truyền dấn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ hữu hình khác Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ hữu hình

- Số dư đầu năm 6,072,454,545 765,334,909 148,699,571 6,986,489,025 - Số tăng trong năm 112,500,000 36,400,000 148,900,000

- Số dư cuối năm 112,500,000 6,108,854,545 765,334,909 148,699,571 7,135,389,025 Đã khấu hao hết

nhưng vẫn còn sử

dụng 191,545,454 74,878,571 266,424,025

Giá trị hao mòn

- Số dư đầu năm 4,327,641,634 599,512,354 85,131,486 5,012,285,474 - Số tăng trong năm 4,683,333 465,814,043 153,066,984 24,606,996 648,171,356

- Số giảm trong năm

- Số dư cuối năm 4,683,333 4,793,455,677 752,579,338 109,738,482 5,660,456,830

Giá trị còn lại của

TSCĐ hữu hình (1-2)

- Tại ngày đầu năm 1,744,812,911 165,822,555 63,568,085 1,974,203,551 - Tại ngày cuối năm 107,816,667 1,315,398,868 12,755,571 38,961,089 1,474,932,195

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2016

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy tài sản cố định của công ty luôn rất thấp, đặc biệt là tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tận dụng để sử dụng: đối với thiết bị máy móc là: 191,545,454; Thiết bị dụng cụ quản lý là: 74,878,571.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà Công ty sử dụng là phương pháp đườngthẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian sử dụng tài sản cố địnhđược Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian mà Bộ Tài chính quy định theo Quyếtđịnh 206/2003/QĐ- BTC. Sử dụng phương pháp khấu hao này có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về hoạt động tạo lập và sử dụng nguồn vốn cố định của Công ty. Từ đó, căn cứ vào các kết quả có liên quan có thể giúp cho nhà quản lý Công ty có thể đánh giá được tình hình huy động và sử dụng vốn cố định có hiệu quả không.

Cùng với quản lý tài sản cố định hữu hình công ty cũng tất chú trọng đến quản lý tài sản cố định vô hình. Lãnh đạo công ty luôn xác định quản lý tài sản cố định vô hình có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.

Bảng 3.3. Tài sản cố định vô hình Đơn vị tính: VND Đơn vị tính: VND Khoản mục Quyền sử dụng đất Tổng cộng NGUYÊN GIÁ Số dư tại 01/01/2016 228.237.750 228.237.750 Số dư tại 31/12/2016 228.237.750 228.237.750 GIÁ TRỊ HAO MÒN LUỸ KẾ

Số dư tại 01/01/2016 58.522.500 58.522.500

Khấu hao trong năm 23.409.000 23.409.000

Số dư tại 31/12/2016 81.931.500 81.931.500

GIÁ TRỊ CÓN LẠI

Số dư tại 01/01/2016 169.715.250 169.715.250 Số dư tại 31/12/2016 146.306.250 146.306.250

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2016)

Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vao sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất của Công ty. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là vòng quay vốn của Công ty nhanh.

Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.

- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.

- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hang hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn và phát triển vốn lưu động của Công ty.

-Công ty thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua việc xem xét và đánh giá các chỉ số tài chính có liên quan. Qua đó, lãnh đạo Công tycó thể có những đánh giá chính xác về tình hình vốn lưu động của Công ty, và có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó

đối với tình hình hoạt động của Công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong Công ty, các nhà quản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:

-Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: Khi lập các kế hoạch tài chính, Công tyluôn phải đảm bảo các vấn đề có liên quan đến tiền mặt như: Lượng tiền mặt của Công tycó đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phì như thế nào? Khi nào thì Công ty cần đến các khoản vay ngân hàng ...

Bảng 3.4. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 2014-2016

ĐVT: VND

Tài Sản Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm

A 1 2 1 2 1 2

Tiền và các khoản

tương đương tiền 8,507,043,326 3,559,670,327 1,261,781,124 8,507,043,326 4,698,037,335 1,261,781,124

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2014- 2016)

Các khoản phảithu: Nhà quản lý của Công ty VPM luôn quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với những khách hàng đó.

Bảng 3.5 Các khoản phải thu 2014 -2016

ĐVT: VND

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2014- 2016)

Tài Sản Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm

A 1 2 1 2 1 2

Các khoản phải

thu ngắn hạn 10,523,822,845 3,291,423,060 21,429,206,224 28,228,930,212 21,595,166,735 21,429,206,224 Phải thu của

khách hàng 4,288,833,936 3,123,619,252 6,668,732,630 4,288,833,936 19,674,671,926 6,668,732,630 Trả trước cho

người bán 5,266,988,909 167,803,808 950,613,028 5,266,988,909 1,284,892,386 950,613,028 Các khoản

Tồn kho: Khoản tồn kho thường chiếm số lượng tài sản hiện có của Công ty, do đó nhà quản lý tồn kho luôn phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng tồn kho của Công ty.

Bảng 3.6. Hàng tồn kho 2014-2016

ĐVT: VND

Tài Sản Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm

A 1 2 1 2 1 2

Hàng tồn kho 15,307,465,468 2,118,411,129 12,200,000,000 17,200,000,000 12,200,000,000 Hàng tồn kho 15,307,465,468 2,118,411,129 1,609,860,566 1,473,107,367 635,602,423 1,609,860,566 Dự phòng giảm

giá hàng tồn kho 20,294,391,053 15,307,465,468 12,880,773,362 20,294,391,053

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công tyVPM năm 2014-2016)

Quản lý vốn đầu tƣ tài chính

Để tìm kiếm thêm lợi nhuận, bên cạnh việc đầu tư trong nội bộ Công ty, Công ty còn chú trọng đến việc đầu tư và mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra bên ngoài.

Công ty đã thực hiện các hình thức đầu tư ra bên ngoài như mua cổ phiếu, trái phiếu, góp một phần vốn nhàn rỗi để tiến hành kinh doanh... Do đó, công tác quản lý vốn đầu tư tài chính của Công ty cũng rất được coi trọng nhằm đảm bảo cho đồng vốn bỏ ra hoạt động có hiệu quả, tránh những tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh bên trong Công ty, đồng thời có thể đem lại hiệu qủ cao và lợi nhuận cho Công ty.

Dựa vào mục đích, các Dự ánđầu tư tài chính có thể phân loại thành: - Dự ánđầu tư mới tài sản cố định.

- Dự ánthay thế nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí.

- Dự ánmở rộng thị trường xây dựng nhà ở kinh doanh sang thị trường nhà ở xã hội.

- Dự ánan toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Dự ánkhác.

Khi có cơ hội đầu tư vào một dự án, Công tysẽ tiến hành phân tích và ra quyết định đầu tư tài chính, Qui trình phân tích và ra quyết định đầu tưnhư sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình quyết định đầu tƣ

Nguồn: Công tyVPM năm 2014

Đầu tiên công tylập danh sách các Dự ánvới các biến số khác nhau của từng dự án. Sau đó Công tysẽ tiến hành đánh giá Dự ánvà tính toán kỳ hạn của khả năng tài trợ cho tăng trưởng, Công tythu thập xử lý dữ liệu nhằm đánh giá đúng đắn các quyết định đầu tư, Dự ánđược lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn NPV, IRR,PP.

Nếu sử dụng tiêu chuẩn NPV(giá trị hiện tại ròng) để đánh giá, Công ty sẽ bác bỏ Dự ánkhi Dự áncó NPV<0, nếu phải chọn các Dự ánloại trừ nhau sẽ chọn Dự áncó NPV cao nhất, trong trường hợp ngân sách bị hạn chế Công tysẽ chọn tổ hợp các Dự áncó tổng NPV cao nhất.

Ra quyết định chấp nhận hay từ chối dự án Đánh giá dự án Xác định ngân hàng liên quan và suất chiêt khấu hợp lý Xác định dự án

tìm cơ hội đầu tƣ vào dự án

Lựa chọn tiêu chuẩn quyết

Nếu sử dụng suất sinh lời nội bộ IRR làm tiêu chuẩn thì Công tysẽ chọn Dự áncó IRR thực tế lớn hơn hoặc bằng suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu).

Nếu sử dụng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn PP để lựa chọn thì Dự ánsẽ được chấp nhận khi Dự áncó thời gian hoàn vốn thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu.

Từ những đánh giá theo các tiêu chuẩn đã chọn kết hợp với những phân tích đánh giá về môi trường, đối thủ cạnh tranh, ràng buộc vĩ mô của Nhànước,Công tysẽ ra quyết định đầu tư sao cho có hiệu quả,Đại hội đồng cổ đông đã ủy quyền cho HĐQT Công tyquyết định các nội dung cụ thể của các Dự ánđầu tư đã đề xuất trong kế hoạch năm.

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao so với vốn điều lệ của công ty, điều ành ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Formatted: Font color: Text 1

Formatted: Indent: First line: 1.27 cm

Formatted: Font color: Text 1

Bảng 3.7. Doanh thu, chi phí và lợi nhận của VPM năm 2014- 2016

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)