Những hạn chế 6463

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Những hạn chế 6463

Một là, Công tác hoạch định tài chính chưa được quan tâm và chú

trọng mới chỉ dừng ở mức độ đưa ra mục tiêu chung chung, thậm chí mục tiêu tài chính của Công ty còn không phù hợp với tình hình thực tế do đó tình trạng đầu tư cho dự án lớn và không thanh toán được vẫn còn đang diễn ra.

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước để đưa ra mục tiêu hoạt động tài chính của năm sau. Theo phân tích của luận văn, Công ty VPM chưa đưa ra các kế hoạch cụ thể và phương thức tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Mục tiêu, lập kế hoạch, hoạch định chỉ mới dừng lại ở mức độ chung chung, đưa ra theo cảm tính chưa có cơ sở khoa học. Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, Công ty chưa hoàn toàn chủ động trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, một số nghiệp vụ hạch toán còn có sự chỉ đạo, điều chỉnh, không đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Hai là, Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài

chính tại Công ty còn nhiều hạn chế. Nhận thức của lãnh đạo về vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính còn chưa đầy đủ, cán bộ quản lý tài chính còn yếu về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn không đồng đều thậm chế có vị trí còn hạn chế.

Hiện tại, Công ty chưa tổ chức được bộ máy quản lý tài chính theo hướng khoa học, chuyên nghiệp; chưa phân công rõ ràng cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận phù hợp với các quy định, chuẩn mực kế toán, nếu không đủ năng lực thì có biện pháp khắc phục hoặc tuyển thêm nhân lực để đảm bảo thực hiện kế hoạch của Công ty.

Thiếu những chính sách phù hợp trong công tác tuyển chọn, đào tạo để thu hút, tập hợp, phát huy tiềm năng, kích thích đội ngũ cán bộ làm việc, phát huy hết khả năng. Chưa có chiến lược cho công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng mang nặng

hình thức, chạy theo bằng cấp cao gây tốn kém và không hiệu quả trong khi đó chưa nghiên cứu đề ra những chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với từng nội dung quản lý với kinh phí đào tạo thấp và thời gian học ngắn sát với công tác chuyên môn.

Ba là, Công ty có khá ít các khoản đầu tư bên ngoài. Hệ thống cơ sở

vật chất kỹ thuật, các ứng dụng tiện ích tài chính hiện đại, thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính chưa hoàn thiện, ảnh hưởng tới việc thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán. Từ đó có thể mắc sai lầm trong việc ra quyết định và bỏ qua các cơ hội tốt trong kinh doanh.

Công ty chưa có sự liên kết các bộ phận của toàn Công ty thành hệ thống nối mạng do đó thông tin được thu thập chưa kịp thời đúng thời điểm, chưa phục vụ hiệu quả cho công việc giám sát của Ban Tổng Giám đốc Công ty.

Bốn là, Hiệu quả quản lý thu hồi công nợ tại Công ty là chưa cao.

Tính cạnh tranh trên thị trường nói chung và thị trường các sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa nói riêng đang ngày càng trở nên khốc liệt. Các Công ty phải liên tục đổi mới công nghệ, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lợi thế về công nghệ và tài chính. Vì vậy, chính sách bán hàng tín dụng của Công ty phải mở rộng hơn để thu hút khách hàng, đi đôi với đó là các khoản chi phí chi cho bán hàng cũng tăng lên đáng kể.

Công nợ tạm ứng của Công ty ngày càng tăng lên. Ban Tổng Giám đốc Công ty đã đánh giá cũng như thực hiện các thủ tục thu hồi tích cực, thấy rằng các khoản chi phí tạm ứng này đều sử dụng cho việc phục vụ cho các hoạt động SXKD của Công ty, không có khoản tạm ứng nào có dấu hiệu không thu hồi hoặc không thực hiện hoàn ứng được. Tuy nhiên, việc công nợ tạm ứng ngày càng tăng báo hiện một hệ lụy không tốt đối với cách thức hoạt

động SXKD của Công ty, đòi hỏi Ban Giám đốc có các giải pháp sát thực để cải thiện tình hình.

Năm là, Công tác quản lý chi phí chưa khoa học và phù hợp.

Theo phân tích của luận văn, Công ty chưa có quy định cụ thể về chi tiêu tài chính, khoán chi phí kinh doanh đối với từng phòng ban chuyên môn. Công ty cũng chưa có quy định các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với hợp đồng kinh tế. Mặt khác, đối với các khoản chi phí mua ngoài có giá trị lớn thì bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra.

Công ty cũng chưa thường xuyên đánh giá các chi phí chung để cắt giảm những chi phí không cần thiết đồng thời việc thường xuyên đánh giá cũng giúp Công ty quản lý, điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào.

Sáu là, Công ty chưa có kế hoạch, biện pháp duy trì và phát triển các

mối quan hệ tài chính của Công ty một cách hợp lý, khoa học.

Hiện tại, Công ty chưa có kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn do đó chưa có các quy định đầu tư tài chính hợp lý, tạo sức hút cho mình để có những nhà tài trợ vốn ngắn hạn tin cậy và thường xuyên. Ngoài ra, Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mực tới thị trường đầu vào, đầu ra và thị trường lao động.

Bảy là, Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính thực hiện một

cách hình thức, mang tính chất để hoàn thiện hồ sơ.

Công ty chưa xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra hàng năm thậm chí phải chi tiết cho từng quý, tháng. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát không có sự tách biệt và độc lập với bộ phận tài chính kế toán nên chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung kiểm tra, công tác kiểm tra chưa thực sự đủ mạnh.

Mặt khác, Công ty chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm soát tài chính và trách nhiệm xử lý khi phát hiện sai sót. Điều này khiến cho sự tuân thủ chính sách và quy trình kế toán chưa nghiêm túc. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Công ty mới chỉ có hiệu quả ở hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và đặc thù của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM (Trang 77 - 80)