Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam

3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1 Những thuận lợi

Tuy chịu ảnh hƣởng bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng tài chắnh - tiền tệ năm 2008, Hà Nam vẫn trên đà phát triển cao hơn với mức trung bình của cả nƣớc. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng lên đáng kể. Thu, chi ngân sách hằng năm tăng đáng kể (từ vị trắ thứ 11 (cuối cùng) so với khu vực Đồng bằng sông Hồng về thu ngân sách năm 2012 đã vƣơn lên thứ 8 vào năm 2014).

Nhƣng vẫn còn các nhân tố thiết yếu cho phát triển chƣa đáp ứng yêu cầu đột phá tăng tốc trong phát triển KTXH...

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 5 năm đạt 10,68%/năm, không đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu 13,5%); GDP bình quân đầu ngƣời/năm 42,33 triệu đồng, vƣợt chỉ tiêu (mục tiêu 41,9 triệu đồng).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt gần 3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005, tốc độ bình quân 39,5%/năm vƣợt chỉ tiêu kế hoạch là 12,8%/năm.

- Thu NSNN giai đoạn đạt 12.881 tỷ đồng, so với dự toán Trung ƣơng đạt 118%, so với dự toán địa phƣơng đạt 107%. Trong đó, số thu từ thuế, phắ và lệ phắ 5 năm đạt 7.732 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60% tổng thu cân đối và 79,1% tổng thu nội địa và gấp 3,62 lần so với giai đoạn 2006 Ờ 2010; thuế xuất, nhập khẩu đạt 3.105 tỷ đồng, gấp 7 lần so với giai đoạn 2006 Ờ 2010.

- Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 2011-2015 ƣớc đạt 70.390,8 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần giai đoạn 2006-2010, bình quân tăng 13,9%/năm; trong đó, vốn Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý ƣớc đạt 10.590,6 tỷ đồng.

- Bộ mặt nông thôn các xã đã đƣợc thay đổi đáng kể, 100% các thôn, xóm có điện, 80% sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh.

3.1.2.2 Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong những năm qua vẫn tồn tại một số biểu hiện nhƣ:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thu NSNN không đạt về tỷ lệ huy động vào ngân sách trên GDP (chỉ tiêu huy động từ thuế phắ 10% GDP nhƣng chỉ đạt 9%). Khả năng tắch lũy và tái đầu tƣ của nền kinh tế còn thấp.

- Nông nghiệp phát triển chƣa bền vững, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chƣa ổn định, trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt vẫn còn lớn (83,6%), chăn nuôi và dịch vụ còn quá thấp (14,1% và 2,3%);

- Du lịch và dịch vụ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, chƣa trở thành một ngành kinh tế động lực của tỉnh Hà Nam.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn hạn chế, đặc biệt một bộ phận dân cƣ ở khu vực nông thôn còn khó khăn do thu nhập thấp, nghề nghiệp không ổn định, thiếu việc làm...

3.1.2.3 Đặc điểm về tổ chức chắnh quyền hành chắnh và tổ chức xã hội:

Chắnh quyền các cấp đƣợc kiện toàn, từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý, điều hành. Công tác cải cách hành chắnh đƣợc triển khai tắch cực tập trung vào các vấn đề bức xúc nhƣ: quản lý đất đai, đầu tƣ xây dựng, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng. Trong quản lý, điều hành đã tắch cực chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng tiết kiệm, chống lãng phắ, tiêu cực, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhƣ: công đoàn, phụ nữ, thanh niên, hội nông dân và hội cựu chiến binh đã bám sát nhiệm vụ chắnh trị của tỉnh, chƣơng trình công tác của ngành, tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động từ cơ sở. Hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác Tài chắnh kế toán ở các Sở, ngành hầu hết có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đại học, Cao đẳng; 100% cán bộ Tài chắnh xã, phƣờng, thị trấn đƣợc đào tạo có trình độ từ Trung cấp trở lên. Đây là nguồn lực quý giá của ngành Tài chắnh tỉnh. Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác Tài chắnh đều có bản lĩnh chắnh trị vững vàng, lối sống lành mạnh, giản dị và giữ đƣợc bản chất, đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ truyền thống tốt đẹp của cán bộ làm công tác Tài chắnh.

Công tác quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững, đảm bảo ổn định vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam đã có bƣớc phát triển rõ rệt. Sự phát triển của từng lĩnh vực đều có tác động mạnh mẽ đến kết quả thu - chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các nguồn thu, hƣớng tới ngày càng tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc và quá trình sử dụng ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)