CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Giải pháp tăng cƣờng quản lý thu chi ngân sách giai đoạn 2016-2020
4.3.2 Giải pháp đối với công tác lập và giao dự toán
- Về giao số kiểm tra: Cơ quan tài chắnh từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cần đổi mới tƣ duy trong việc giao số kiểm tra đảm bảo ở mức tƣơng đối và phù hợp với nguồn lực thực tế.
- Lập và giao dự toán thu ngân sách
+ Các địa phƣơng tiến hành triển khai đồng bộ việc lập sổ bộ thƣờng xuyên nhằm tránh tình trạng để đối tƣợng thu nộp ngoài sổ bộ, làm cho công tác lập dự toán không chắnh xác.
+ Tiến hành đánh giá tình hình thực hiện năm kế hoạch một cách chắnh xác, đúng thực lực của các địa phƣơng, hạn chế việc đánh giá nặng vào việc hoàn thành chỉ tiêu tổng thể mà phải tăng cƣờng việc đánh giá chỉ tiêu về thuế, phắ.
+ Lập và giao dự toán cần bám sát vào các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX nhiệm kỳ 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện, thành phố. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, tại một số địa phƣơng xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng chƣa phù hợp với bối cảnh kinh tế, có thể xem xét một cách linh hoạt, đảm bảo việc lập và giao dự toán không những không có cơ sở khoa học mà còn mang tắnh áp đặt.
- Lập và giao dự toán vốn đầu tư: Để việc lập và giao dự toán vốn đầu tƣ đƣợc hiệu quả, tránh dàn trải manh mún trong việc bố trắ vốn, trong giai đoạn này cần thực hiện một Xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển một cách nghiêm túc, đúng quy định, cụ thể:
+ Lập Kế hoạch đầu tƣ trung hạn và kế hoạch hàng năm theo Chỉ thị của Thủ tƣớng Chắnh phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nƣớc hằng năm và kế hoạch đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc trung hạn 3 năm.
+ Nguyên tắc xây dựng kế hoạch trung hạn, đặc biệt là giai đoạn 2018-2020 và kế hoạch hàng năm là phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tƣ với khả năng bố trắ vốn ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn 2018-2020 và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nƣớc khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Kế hoạch đầu tƣ 3 năm 2018 - 2020 phải đƣợc xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tƣ từ NSNN theo hƣớng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tƣ theo quy định tại Luật đầu tƣ công và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu Chắnh phủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hƣớng, chắnh sách và các cân đối lớn trong đầu tƣ; Cần tập trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2020 trở về trƣớc thuộc nhiệm vụ đầu tƣ từ NSNN nhƣng chƣa đƣợc bố trắ đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2016, 2017 và 2018; và ƣu tiên cho các dự án trọng điểm hoàn thành sau năm 2020.
+ Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chƣa đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tƣ 3 năm 2018-2020 phải nằm trong quy hoạch đã đƣợc duyệt, thuộc trách nhiệm đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc, quyết định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định tại Luật đầu tƣ công và Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Phải cân nhắc kỹ lƣỡng việc bố trắ vốn cho các dự án khởi công mới, chỉ bố trắ vốn khởi công mới cho các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trắ vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tƣ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc.
+ Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Tài chắnh cần quan tâm sâu sát việc cân đối, bố trắ vốn ƣu tiên cho việc thanh toán nợ xây dựng cơ bản các công trình đã hoàn thành, có quyết toán đƣợc duyệt nhƣng còn thiếu vốn thuộc trách nhiệm thanh toán từ ngân sách tỉnh.
- Lập và giao dự toán chi thường xuyên: Để việc lập và giao dự toán chi thƣờng xuyên hằng năm đƣợc thuận lợi, theo xu hƣớng ngày càng giảm dần mức chi thƣờng xuyên, cần phải thực hiện các giải pháp nhƣ:
+ Phẩn bổ kinh phắ tự chủ ổn định trong thời gian dài, giảm dần kinh phắ không tự chủ, đặc biệt là hạn chế việc phê duyệt các đề tài, đề án không mang tắnh cấp bách và không có hiệu quả trong thực tiễn, tập trung dành nguồn để bố trắ đối ứng cho các dự án đƣợc Trung ƣơng đảm bảo một phần nguồn vốn.
+ Đối với một số sự nghiệp nhƣ giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, Chắnh phủ, Bộ Tài chắnh không nên giao cụ thể tổng chi cho các địa phƣơng mà thực hiện theo phƣơng pháp quy định mức tỷ lệ thấp nhất mà địa phƣơng phải đảm bảo, chẳng hạn nhƣ đối với sự nghiệp giáo dục phải giao dự toán hằng năm chiếm tỷ trọng ắt nhất 20% tổng chi cân đối ngân sách và không thấp hơn dự toán năm trƣớc.