1.3. Một số học thuyết về tạo động lực trong lao động
1.3.1. Học thuyết thứ bậc nhu cầu của A Maslow
Maslow cho rằng: Con ngƣời có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát đƣợc thỏa mãn. Có những nhu cầu ở cấp độ thấp, có những nhu cầu ở cấp độ cao. Khi những nhu cầu ở cấp độ thấp đƣợc thoả mãn thì lập tức những nhu cầu ở cấp độ cao hơn trở thành tác lực để thúc đẩy con ngƣời hành động. A. Maslow chia các nhu cầu đó ở 5 cấp độ khác nhau. Nó đƣợc sắp xếp thể hiện trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow:
Tự thành đạt Hoàn thiện mình Đƣợc kính trọng Đƣợc công nhận Quan hệ giao tiếp An sinh xã hội Chăm sóc sức khoẻ Bảo vệ thân thể
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu cấp độ thấp Nhu cầu cấp độ cao
A. Maslow khẳng định rằng: Khi một trong số những nhu cầu này đƣợc thỏa mãn một cách căn bản, nhu cầu tiếp theo sẽ chế ngự. Kết quả con ngƣời luôn
có những nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng. Chính những nhu cầu này đã thúc đẩy con ngƣời thực hiện những công việc nào đó để thoả mãn chúng. Học thuyết của A. Maslow cho rằng mặc dù không có một nhu cầu nào thỏa mãn triệt để, song nhu cầu đƣợc thỏa mãn về căn bản sẽ không tạo ra động lực nữa.
Nhƣ vậy, việc thoả mãn nhu cầu cần phải có sự hạn chế, kiềm chế trong giới hạn, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Từ nội dung học thuyết A. Maslow, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Các cá nhân khác nhau thì có những nhu cầu khác nhau và do đó có thể đƣợc thoả mãn bởi những phƣơng tiện và những cách thức khác nhau.
- Về nguyên tắc các nhu cầu ở bậc thấp phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi con ngƣời đƣợc khuyến khích để thoả mãn những nhu cầu bậc cao hơn.
Nhƣ vậy, để tạo động lực cho ngƣời lao động thì ngƣời quản lý phải quan tâm đến tất cả những nhu cầu, và phải biết nhân viên của họ đang ở thang bậc nhu cầu nào để có tác động thích hợp nhằm thỏa mãn và thúc đẩy họ đến thang bậc tiếp theo cao hơn.