1.3. Nội dung và yêu cầu về đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp
1.3.4. Đánh giá đào tạo
Mục đích quan trọng nhất của việc đánh giá đào tạo là để nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo. Thông qua hoạt động đánh giá, doanh nghiệp có thể xác định đƣợc những điểm cần cải tiến của chƣơng trình đào tạo nói chung và của cả chính hoạt động đánh giá đào tạo nói riêng.
Việc đánh giá kết quả đào tạo đòi hỏi ngƣời đánh giá phải có trình độ chuyên môn nhất định và phải đảm bảo tính khách quan, hơn nữa kết quả đánh giá của mỗi chƣơng trình đào tạo có ảnh hƣởng tới việc lập kế hoạch đào tạo và chƣơng trình đào tạo tiếp theo. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tự thực hiện đánh giá hoặc thuê đơn vị bên ngoài thực hiện.
- Nội dung của đánh giá kết quả đào tạo thông thường gồm 2 phần:
Đánh giá chương trình đào tạo: so sánh kết quả của các nội dung triển khai đào tạo thực tế với chƣơng trình, kế hoạch đã đề ra. Thông qua các điểm tồn tại, bất cập phát sinh có thể đánh giá đƣợc việc lập kế hoạch đào tạo có tốt hay không, đánh giá đƣợc chƣơng trình đào tạo có phù hợp và phát huy hiệu quả hay không, giáo viên có phù hợp hay không, …
Đánh giá kết quả học tập của học viên, bao gồm cả đánh giá hiệu quả công việc của học viên sau khi được đào tạo: Với nội dung này, thông thƣờng sau khi học viên hoàn thành mỗi khóa học sẽ có bài kiểm tra, đánh giá. Kết quả kiểm tra, đánh giá này có thể phản ánh đƣợc học viên có nghiêm túc trong quá trình học tập hay không, mức độ tiếp thu kiến thức đƣợc giảng dạy đến đâu…; đồng thời, thông qua tỉ lệ học viên có kết quả kiểm tra ở mức “đạt”, đơn vị tổ chức đào tạo cũng có thể đánh giá đƣợc mức độ phù hợp của chƣơng trình đào tạo đối với học viên. Bên cạnh đó, vì mục tiêu của đào tạo là học viên cải thiện đƣợc kết quả làm việc, nâng cao hiệu quả công việc, nên các doanh nghiệp thƣờng tổ chức theo dõi và đánh giá thêm kết quả thực hiện nhiệm vụ của các học viên sau khi đƣợc đào tạo, so sánh với kết quả thực hiện nhiệm vụ của quá trình trƣớc đào tạo.
- Yêu cầu đối với đánh giá đào tạo:
Có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng để đảm bảo kết quả đánh giá là chính xác nhất có thể.
Đảm bảo tính khách quan, trung thực khi thực hiện đánh giá.