Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên bán hàng tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 76 - 80)

3.3.1. Kết quả đạt được

- Công tác đào tạo nhân viên nói chung và đào tạo nhân viên bán hàng nói riêng ở Viettel Telecom đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tổng Công ty. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho các hoạt động đào tạo đƣợc diễn ra thuận lợi.

- Công ty tổ chức đƣợc bộ máy chuyên biệt thực hiện công tác đào tạo (Phòng Đào tạo trực thuộc Tổng Công ty) và đã xây dựng đƣợc một quy trình cho hoạt động đào tạo, quản lý xuyên suốt 4 nội dung của đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp là: xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, triển khai đào tạo và đánh giá đào tạo.

- Hoạt động đào tạo trú trọng tính đến tính thực tiễn. Điều này đƣợc thể hiện ngay từ bƣớc xác định nhu cầu đào tạo, công ty đã thực hiện một quy trình “ngƣợc” là để cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chủ động xác định và đề xuất nhu cầu đào tạo.

- Kế hoạch đào tạo đƣợc xây dựng tổng thể theo năm, đƣợc phân bổ theo từng quý và đƣợc cụ thể hóa thành các bản kế hoạch theo từng tháng. Do đó vừa đảm bảo đƣợc tính định hƣớng, vừa đảm bảo đƣợc tính phù hợp với thực tiễn luôn thay đổi của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.3.2. Tồn tại hạn chế

Mặc dù đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, nhƣng công tác đào tạo nhân viên bán hàng ở Viettel Telecom giai đoạn 2015-2017 vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế nhƣ sau;

- Công ty chƣa xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về nhân viên, đặc biệt là việc theo dõi hiệu quả công việc của nhân viên sau từng khóa đào tạo. Do đó, công tác xác định nhu cầu đào tạo còn bị hạn chế và phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Nội dung đào tạo tập trung nhiều vào đào tạo về sản phẩm dịch vụ và về nghiệp vụ, trong khi đó, việc đào tạo kỹ năng bán hàng hầu nhƣ không hoặc ít đƣợc thực hiện, đặc biệt ở giai đoạn năm 2015-2016.

- Việc xây dựng chƣơng trình đào tạo, nội dung đào tạo và lựa chọn giảng viên do nhân viên Phòng Đào tạo và một số lãnh đạo đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện, trong khi đó, phần lớn những ngƣời tham gia thực hiện các nội dung này chƣa có chuyên môn nghiệp vụ về đào tạo dẫn đến tính sƣ phạm chƣa cao.

- Công tác đánh giá đào tạo cơ bản mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả học tập của học viên, chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả của đào tạo trong mối quan hệ với kết quả sản xuất kinh doanh của nhân viên bán hàng sau đào tạo.

3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Các hạn chế về công tác đào tạo của Viettel Telecom nhƣ nêu trên cơ bản đều xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ quan của công ty, những nguyên nhân đó bao gồm:

- Tính chủ động của Phòng Đào tạo trong việc đƣa ra các đề xuất về đào tạo còn chƣa cao. Đặc biệt trong một số trƣờng hợp Tổng Công ty có điều chỉnh về kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc đƣa ra yêu cầu đào tạo lại xuất phát từ chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc. Điển hình nhƣ việc xác

định nhu cầu đào tạo là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác đào tạo thì hiện chỉ giao cho lãnh đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh đề xuất lên mà chƣa có đào tạo cho họ về phƣơng pháp xác định nhu cầu, cũng nhƣ chƣa có đủ các cơ sở dữ liệu cần thiết để giúp việc xác định nhu cầu đƣợc chính xác hơn.

- Bộ máy đào tạo của công ty chƣa có đƣợc nhân viên có chuyên môn về thiết kế chƣơng trình đào tạo.

- Mặc dù Viettel Telecom là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và CNTT, nhƣng bản thân doanh nghiệp chƣa khai thác đƣợc lợi thế về công nghệ để ứng dụng triệt để vào hoạt động đào tạo. Cụ thể là Phòng Đào tạo chƣa đƣa ra đƣợc một yêu cầu bài toán tổng thể về quản lý hoạt động đào tạo trên hệ thống phần mềm để đặt hàng các đơn vị CNTT trong công ty xây dựng hệ thống phục vụ quản lý, theo dõi, đánh giá toàn diện về đào tạo nhân viên. Các dữ liệu có đƣợc cơ bản ở dạng rời rạc và chƣa có công cụ phân tích.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã giới thiệu về Viettel Telecom gồm chức năng, nhiệm vụ và lịch sử hình thành của đơn vị, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm dịch vụ chính cũng nhƣ khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017. Nội dung chƣơng cũng đi sâu phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân viên bán hàng của Viettel Telecom từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, triển khai đào tạo đến khâu cuối cùng là đánh giá đào tạo. Chƣơng 3 cũng đã chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, điểm mạnh cũng nhƣ những điểm còn hạn chế, bất cập và nguyên nhân của các hạn chế đó.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên bán hàng tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)