Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên bán hàng tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 47 - 55)

3.1. Tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

3.1.2.1. Chức năng

Viettel Telecom là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, chịu sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn, là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng:

- Tham mƣu cho Đảng uỷ, ban Tổng Giám đốc Tập đoàn về định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông. - Tổ chức quản lý, điều hành triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đƣợc Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

Sản xuất kinh doanh:

- Tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông do Tập đoàn Viễn thông Quân Đội giao.

- Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu.

- Cung cấp các dịch vụ viễn thông phục vụ quốc phòng an ninh và kinh tế của các đơn vị trong và ngoài quân đội.

- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ điện thoại di động, internet, điện thoại cố định.

- Tổ chức hạch toán phụ thuộc theo quy định của Tập đoàn Viễn thông Quân Đội và quy định của Nhà nƣớc.

Quản lý:

- Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tƣ, đơn giá tiền lƣơng trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá theo quy định của Nhà nƣớc.

- Xây dựng quy chế tiền lƣơng, thực hiện chi trả lƣơng cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc.

- Tổ chức quản lý tài sản, cơ sở vật chất của công ty đƣợc tổng công ty giao cho.

- Quản lý đúng nguyên tắc, chuyên môn các công tác tài chính, kế hoạch kỹ thuật, lao động tiền lƣơng, kinh doanh, hành chính quản trị và kho tàng.

- Xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức lao động theo định hƣớng, mô hình đƣợc tổng giám đôc tổng công ty phê duyệt.

Nhiệm vụ chính trị:

- Xây dựng một tập thể vững mạnh về chính trị.

- Xây dựng nề nếp và quản lý kỷ luật tốt, tổ chức biên chế đúng quy định.

- Đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

- Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, chất lƣợng công trình và uy tín cho khách hàng, tăng uy tín thƣơng hiệu cho công ty trên thị trƣờng.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Viettel Telecom

Thị trƣờng hiện tại cạnh tranh gay gắt hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Chỉ có ai hiểu KH nhất và làm KH hài lòng nhất mới có thể vƣơn lên và tồn tại.

Chính vì thế năm 2016 Viettel Telecom đã tái cơ cấu mô hình tổ chức, định hƣớng lấy KH làm trọng tâm với mục đích phục vụ KH toàn trình và tốt nhất.

Mô hình của Viettel Telecom đƣợc tổ chức thành 3 Khối, 10 Trung tâm và 12 Phòng Ban. Mô hình này đi theo hƣớng xuyên suốt trong sản phẩm dịch vụ, từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, tạo ra sản phẩm, bán hàng, đào tạo nhân viên về sản phẩm dịch vụ, cho tới CSKH, … tạo thành một quy trình khép kín. Bên cạnh đó, mô hình cũng sẽ làm giảm thiểu tối đa sự phiền hà trong việc phục vụ KH. Các sản phẩm của di động, cố định băng rộng và dịch vụ giải pháp, … sẽ đƣợc tích hợp với nhau thành các gói để phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng, chứ không đi theo hƣớng các dịch vụ riêng lẻ.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của Viettel Telecom 1. P.Phát triển Sản phẩm 2. P.Bán hàng 3. P.Đảm bảo kỹ thuật 4. P.CSKH 5. P.Kế hoạch tổng hợp KHỐI KH CÁ NHÂN

VÀ HỘ GIA ĐÌNH KHỐI DIGITAL

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CHUYÊN TRÁCH

KHỐI HỖ TRỢ VÀ KIỂM SOÁT KHỐI KH CHÍNH PHỦ

& DOANH NGHIỆP

1. P.Sản phẩm Viễn thông 2. P.Sản phẩm Giáo dục 3. P.Sản phẩm CNTT 4. P.Sản phẩm Bảo mật 5. P.Sản phẩm Mới 6. P.Bán hàng KH trọng điểm 7. P.Bán hàng KH lớn 8. P.Bán hàng KH vừa và nhỏ 9. P.Giải pháp công nghệ 10.P.CSKH 11.P.Kế hoạch tổng hợp 1. P.Sản phẩm Di động 2. P.Sản phẩm Cố định 3. P.Phát triển Sản phẩm 4. P.Bán hàng chuỗi 5. P.Bán hàng vùng 6. P.CSKH 7. P.Đảm bảo hàng hóa 8. P.Kế hoạch tổng hợp 9. P.Hỗ trợ kênh 1. P.Chiến lƣợc kinh doanh 2. P.Kế hoạch kinh doanh 3. P.Tài chính 4. P.Tổ chức lao động 5. P.Chính trị 6. P.Đào tạo 7. P.Chính sách & Kết nối viễn thông 8. P.Kiểm soát nội bộ 9. P.Mua sắm & Xây

dựng 10.P.Quản lý tài sản 11.P.Quy trình 12.Văn phòng 63 CHI NHÁNH VIETTEL TỈNH/THÀNH PHỐ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CHUYÊN TRÁCH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CHUYÊN TRÁCH CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI ĐẢM BẢO 1. TT Kỹ thuật 2. TT CNTT 3. TT VAS

4. TT Kinh doanh Quốc tế 5. TT Tài chính Điện tử 6. TT Giải đáp & Hỗ trợ

KH

7. TT Bảo hành 8. TT Đối soát

3 Khối đầu tiên là 3 Khối kinh doanh:

Đây đƣợc coi là “bề nổi” của Viettel Telecom với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lƣợng tốt đáp ứng nhanh nhu cầu của KH và sự thay đổi của thị trƣờng. Trong đó:

Khối KH Chính phủ và Doanh nghiệp: Hƣớng tới đối tƣợng KH là chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức;

Khối KH Cá nhân và Hộ gia đình: đối tƣợng KH cá nhân, hộ gia đình; Khối Digital: Hƣớng tới các KH kênh trực tuyến.

Hoạt động của các đơn vị trong các Khối này bao gồm tất cả các khâu gần nhƣ khép kín từ phân tích thị trƣờng, đóng gói sản phẩm, marketing, tổ chức các hoạt động bán hàng và sau bán, đào tạo sản phẩm và kỹ năng bán hàng cho nhân viên, đánh giá hiệu quả kinh doanh sản phẩm, đảm bảo đạt mục tiêu doanh thu, thuê bao, thị phần, lợi nhuận trên tập khách hàng đƣợc giao.

Tiếp theo là Khối Đảm bảo

Đây là lực lƣợng đứng đằng sau 3 Khối kinh doanh, đảm bảo dịch vụ cho các Khối kinh doanh cung cấp tới KH.

Nhiệm vụ chính của Khối này là nghiên cứu, phát triển, cải tiến hệ thống, công nghệ, giá trị gia tăng, các lĩnh vực mới; tạo ra các cơ hội hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh.

Cuối cùng là Khối Hỗ trợ và Kiểm soát

Đây là Khối có nhiệm vụ hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời kiểm soát, quản lý rủi ro, hiệu quả hoạt động của toàn tổ chức trong Viettel Telecom.

3.1.2.4. Các sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ điện thoại di động(đây là dịch vụ chủ đạo, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của Viettel Telecom)

Gói cƣớc trả trƣớc: Gói Economy; Tomato, Student, Tourist, Sea+, ... Các gói cƣớc đƣợc thƣờng xuyên làm mới, bổ sung và điều chỉnh tính năng và bổ sung thêm gói cƣớc mới cho phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.

Dịch vụ Internet và kênh truyền

ADSL: Dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng trên đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng

FTTH: Dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng bằng cáp quang Leased line: Dịch vụ truy cập Internet trực tiếp

Office Wan, Metro Wan: Dịch vụ mạng riêng ảo Kênh thuê riêng: Dịch vụ truyền số liệu

Dịch vụ Giá trị gia tăng trên di động (GTGT)

Đây là lĩnh vực kinh doanh rất mở, có rất nhiều dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Game, Nhạc, Phim, Sách/Truyện, Tin tức, ... Trong đó Viettel Telecom hợp tác với đối tác để cùng kinh doanh (hiện tại có khoảng hơn 300 dịch vụ GTGT), ví dụ một số dịch vụ nổi bật nhƣ sau:

Mocha: là dịch vụ nhắn tin OTT (tƣơng tự Zalo, Viber, ...) MCA (Miss call Alert): là dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ iSign: là dịch vụ chữ ký cuộc gọi

i-share: là dịch vụ chuyển tài khoản cho nhau Imuzik: là dịch vụ cung cấp nhạc chờ, nhạc chuông

MobiTV: là dịch vụ xem phim, xem các kênh truyền hình

Myclip: là dịch vụ mạng xã hội video (có thể đăng, tải, bình luận video) Game9029: là dịch vụ cung cấp Game online, Game offline, ứng dụng Các dịch vụ khác: Auto SMS, Call me back, Alome, …

Dịch vụ ứng dụng số

Bankplus: là dịch vụ ngân hàng di động (có thể nạp tiền, chuyển tiền cho thuê bao di động, tài khoản ngân hàng; thanh toán hóa đơn: điện, nƣớc, …)

ViettelPay: là cổng thanh toán trực tuyến giúp khách hàng tra cứu, thanh toán các dịch vụ viễn thông trên Website, Wapsite, mua bán hàng hóa. Viettelpay hoạt động nhƣ một “ngân hàng số”.

ViettelCA: là dịch vụ chữ ký điện tử, đƣợc sử dụng trong các giao dịch điện tử nhằm xác định danh tính ngƣời ký.

Smart Motor: là dịch vụ giám sát và chống trộm xe máy thông qua mạng di động và hệ thống định vị toàn cầu.

Dịch vụ điện thoại cố định

PSTN: là dịch vụ điện thoại cố định có dây

Homephone: là dịch vụ điện thoại cố định không dây

3.1.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Viettel Telecom giai đoạn 2015-2017

TT Chỉ tiêu Năm So sánh Đơn vị 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1 Tổng doanh thu tỉ đồng 96.438 100.456 109.155 4% 8,7% 2 Lợi nhận trƣớc thuế tỉ đồng 41.237 36.819 37.474 -11% 1,8% 3 Tỷ suất LNTT/DT % 42,8% 36,7% 34,3% -14% -6,3% 4 Lao động bình quân ngƣời 13.079 12.727 9.786 -3% -23,1% 5 Thu nhập bình quân tr.đ/ngƣời 26 26,6 28,9 3% 8,6% 6 NSLĐ bình quân tr.đ/ngƣời /tháng 159 201 271 26% 34,8%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Viettel Telecom)

Viettel Telecom hiện là công ty mang lại doanh thu chính cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội với mức đóng góp vào tổng doanh thu chung của Tập đoàn mỗi năm vào khoảng trên 50%.

Giai đoạn 2015-2017 có thể đƣợc coi là giai đoạn khó khăn của Viettel Telecom, mặc dù tổng doanh thu của công ty có tăng trƣởng năm sau so với năm trƣớc, nhƣng công ty đã không giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu ở mức 2 con số nhƣ các năm trƣớc đó. Mức tăng trƣởng doanh thu 4% (2016/2015) hay 8,7% (2017/2016) có thể coi là một mức tăng trƣởng nhẹ, phản ánh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đơn vị trong bối cảnh thị trƣờng dịch vụ viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhà nƣớc có nhiều quy định siết chặt quản lý việc cung cấp dịch vụ bằng việc ban hành một loạt văn bản nhƣ: thông tƣ số 15/2015/TT-BTTTT ngày 15/06/2015 đƣa Viettel là đơn vị duy nhất vào danh sách doanh nghiệp khống chế thị phần và phải chịu sự kiểm soát gắt gao, hay thông tƣ số 08/2017/TT-BTTTT ngày 23/06/2017 quản lý việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng, nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/04/2017 quy định về quản lý thông tin thuê bao… Các quy định của pháp luật này gây ảnh hƣởng trực tiếp từ tầm vĩ mô tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Telecom, làm giảm khả năng tăng trƣởng doanh thu của công ty. Ngoài ra, các chính sách vĩ mô cũng đƣợc coi là yếu tối làm giảm tăng trƣởng lợi nhuận của Viettel Telecom giai đoạn 2015-2017, bên cạnh việc Viettel tăng chi phí đầu tƣ vào hạ tầng mạng lƣới dẫn tới tăng chi phí khấu hao. Mặc dù vậy, mức tăng trƣởng lợi nhuận giai đoạn 2016-2017 ở mức 1,8% cũng phản ánh nỗ lực không ngừng của Viettel Telecom trong việc kiểm soát chặt chẽ chi phí và tìm mọi biện pháp phù hợp nhất để thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn này vẫn là con số âm, nên có thể nói giai đoạn sau năm 2017 Viettel Telecom vẫn sẽ gặp khó khăn và thách thức trong kinh doanh, đòi hỏi công ty phải tiếp tục đổi mới cả về phƣơng thức quản lý lãnh đạo lẫn đổi mới trong bố trí nguồn lực và tiếp cận thị trƣờng.

Lao động bình quân giai đoạn 2015-2017 có sự giảm mạnh về số lƣợng từ mức 3% (giai đoạn 2016/2015) lên mức 23,1% (giai đoạn 2017/2016) do

có sự dịch chuyển nguồn lực trong nội bộ Tập đoàn Viettel, trong đó, có hơn 2.800 nhân viên ở tất cả các cấp (gồm cả chi nhánh Viettel tỉnh/thành phố) đƣợc chuyển dịch từ Viettel Telecom sang Công ty Công trình Viettel. Sự chuyển dịch nhân sự này nằm trong quy hoạch nguồn lực và bố trí lại một số hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Viettel nhằm tối ƣu hóa hoạt động cũng nhƣ chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. Sự thay đổi về số lƣợng lao động bình quân là một trong những yếu tố góp phần làm cho năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân của ngƣời lao động có sự tăng trƣởng liên tiếp qua các năm trong giai đoạn 2015-2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên bán hàng tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 47 - 55)