CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích của luận văn đề ra, các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong luận văn này là các phƣơng pháp: Phƣơng pháp thu thập thông tin, phƣơng pháp phân tích, phân tích thống kê; phƣơng pháp so sánh, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng bảng để minh họa để xem xét vấn đề quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu một cách có hiệu quả. Từ các sự kiện, số liệu trong quá khứ sẽ phân tích phát hiện để có ý kiến cho hiện tại và kiến nghị giải pháp trong tƣơng lai để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh và cho một số chi cục khác có thể dùng để tham khảo.
2.2.1. Phương pháp phân tích
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến
Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết trong các phần còn lại của luận văn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp, xử lý thông tin là việc tổng hợp, sắp xếp, phân tích các dữ liệu có đƣợc theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề. Thông qua việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu; hệ thống hóa, phân tích tổng hợp số liệu, tài liệu; chỉnh lý chính xác số liệu, tài liệu để chúng phản ánh đƣợc tình hình, xác định đúng bản chất của các sự việc, các hoạt động, từ đó đƣa ra các giải pháp, phƣơng án cho vấn đề đó. Các số liệu đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.
Trên cơ sở các thông tin, số liệu về quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh đã thu thập đƣợc, tiến hành chon lọc, hệ thống hóa, xử lý thể hiện thành các bảng, sơ đồ để so sánh, phân tích, từ đó rút ra các nhận xét về thực trạng và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
2.2.3. Phương pháp so sánh
So sánh là một thao tác nghiên cứu dung trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tƣợng nghiên cứu và vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tƣợng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tƣợng.
Trên cơ sở thu thập nguồn tƣ liệu, số liệu, tác giả đã dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tƣợng. So sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh. Cụ thể:
- So sánh số liệu Kim ngạch xuất nhập khẩu, số thu ngân sách, số tờ khai, số cán bộ công chức quản lý rủi ro, Chi phí đào tạo quản lý rủi ro, kết quả phân luồng kiểm tra hải quan qua các năm 2014,2015,2016.
2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê
Đối với những thông tin là số liệu thống kê thì tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HỒNG LĨNH 3.1. Khái quát về Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh là đơn vị Hải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh, thành lập năm 1998 tại Quyết định số 471/QĐ-TCCB ngày 10/07/1998 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan, có chức năng trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nƣớc về Hải quan đối với hàng hóa kinh doanh xuất, nhập khẩu; hàng gia công; hàng sản xuất xuất khẩu và hàng đầu tƣ đƣợc phép chuyển cửa khẩu theo quy định.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Với tiêu chí “Chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh luôn luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tận tâm với công việc, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao tinh thần phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu làm thủ tục tại đơn vị; đồng hành cùng các doanh nghiệp, giúp tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục hải quan, chính sách xuất nhập khẩu; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc của doanh nghiệp và thuế hải quan khi có yêu cầu. Xác định công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt đối với công tác cải cách hiện đại hóa; công khai minh bạch công tác cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ nơi làm việc; thực hiện nghiêm túc 10 điều kỷ cƣơng của Ngành Hải quan “văn minh, lịch sự khi tiếp xúc; công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ; nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc; thấu hiểu, chia sẻ khó khăn; coi doanh nghiệp và khách xuất nhập cảnh là đối tác hợp tác”. Trong nhiệm vụ chuyên môn, Chi cục từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ thông qua việc thành lập Tổ giải đáp vƣớng mắc tại chỗ; Tổ tƣ vấn trực tuyến để xử lý nhanh chóng kịp thời mọi vƣớng mắc của cộng đồng hoặc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp. Công khai đƣờng dây nóng của Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Chi cục để tiếp thu phản ánh về hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của CBCC hải quan.Chính nhờ vậy, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh đã
góp phần không nhỏ trong việc thu hút đầu tƣ trên địa bàn Hà Tĩnh và thu nộp ngân sách nhà nƣớc khá lớn.
Thực hiện lộ trình cải cách hiện đại hóa Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008- 2010 và những năm tiếp theo, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh là một trong 3 chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh thực hiện thành công thủ tục hải quan điện tử( Bắt đầu từ ngày 26 tháng 12 năm 2010), đánh dấu bƣớc phát triển của Chi cục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ nay, doanh nghiệp không cần phải đến cơ quan hải quan đăng ký tờ khai mà chỉ cần sử dụng mạng internet bất cứ nơi đâu đều khai báo và thông quan hàng hóa, nhờ vậy thời gian thông quan hàng hóa đƣợc rút ngắn, giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp.
3.1.2. Tình hình nhân sự của Chi Cục
Bảng 3.1: Số lƣợng nhân viên thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016
Tiêu chí 2014 2015 2016 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng nhân viên 15 100 21 100 25 100 Nghiệp vụ quản lý rủi ro 2 13 3 14 5 20 Tại bộ phận NV 1 6 2 9,5 2 8
Nguồn: Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: số cán bộ làm về nghiệp vụ quản lý rủi rochiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số cán bộ biên chế của Chi cục (năm 2014 là 13%; năm 2015 là 14% và năm 2016 là 20%). Mặt khác, số cán bộ này còn đang kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác, còn thực tế biên chế tại bộ phận nghiệp vụ thì hiện nay (năm 2016) mới chỉ có 2 ngƣời (chiếm 8%).
Nhƣ vậy số lƣợng cán bộ này chƣa đủ khả năng đảm nhận hết khối lƣợng công việc trong thực tế của Chi Cục.
Số lƣợng cán bộ, nhân viên đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng về kỹ năng quản lý rủi ro của Chi cục có xu hƣớng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Năm 2014 Chi cục cử 3 cán bộ, nhân viên đào tạo, bồi dƣỡng về nội dung này. Năm 2015 tăng lên là 4 ngƣời; đến năm 2016 có 6 ngƣời đƣợc cử đi đào tạo.
Bảng 3.2. Số lƣợng nhân viên đƣợc tham gia đào tạo, huấn luyện về kỹ năng quản lý rủi ro tại Chi cục trong giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Nhân viên
Tiêu chí 2014 2015 2016
Số lƣợng nhân viên tham gia đào tạo 3 4 6
Cục tổ chức đào tạo, tập huấn 2 2 4
Tổng cục tổ chức 1 2 2
(Nguồn: Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh)
Số lƣợng cán bộ nhân viên chủ yếu đƣợc Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh cử đi học tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tự tổ chức tại trụ sở Cục. Năm 2014, trong tổng số 3 ngƣời thì có2 ngƣời tham gia các lớp đào tạo này, đến năm 2015 cũng có 2 ngƣời tham gia nhƣng đến năm 2016 số CBCC tăng lên 4 ngƣời.
Đối với hình thức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn các lớp do Tổng cục tổ chức thì số lƣợng tham gia ít hơn, chủ yếu là lãnh đạo chi cục. Sau đó sẽ về Chi cục và tập huấn lại.Năm 2014 Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh chỉ tổ chức cho 1 ngƣời đi đào tạo, tập huấn tại Tổng Cục Hải quan; đến năm 2015, 2016 cho thêm 1 ngƣời là 2 ngƣời đi đào tạo theo hình thức này.
Nội dung đào tạo khá phong phú, trong đó tập trung vào 3 nội dung cơ bản: -Về chuyên môn nghiệp vụ: Bồi dƣỡng kiến thức đầy đủ về hệ thống quản lý rủi ro, các kỹ năng sử dụng đồng thời đào tạo thêm về giá tính thuế, xuất xứ, phân loại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại...để hỗ trợ cho quá trình quản lý rủi ro.
- Kiến thức Tin học: Đào tạo cán bộ công chức sử dụng thành thạo, đúng quy trình hệ thống quản lý rủi ro. Ngoài ra còn đào tạo kiến thức nâng cao cho đội ngủ cán bộ chủ chốt (chuyên sâu, chuyên gia).
- Kiến thức ngoại ngữ: Trang bị kiến thức tối thiểu để đọc, hiểu đƣợc thông tin trên bộ hồ sơ Hải quan và các chứng từ khác liên quan (ƣu tiên tiếng Anh, tiếng Lào, một số tiếng Trung). Yêu cầu này không chỉ đối với cán bộ công chức làm trực tiếp tại các khâu trong quy trình nghiệp vụ tại cửa khẩu mà còn đối với các cán bộ công chức tại các vị trí khác trong toàn Cục phục vụ điều động, luân chuyển.
Hàng năm, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đã đầu tƣ một lƣợng chi phí không nhỏ cho việc đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng quản lý rủi ro cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị. (Xem bảng 3.3).
Tổng chi phí có xu hƣớng tăng lên theo các năm, năm 2014 chi phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng về kỹ năng quản lý rủi ro tại Chi cục là 20 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 35 triệu đồng ; năm 2016 chi phí này tăng lên là 42 triệu đồng. Sự gia tăng của chi phí này đã phản ánh phần nào sự quan tâm của Cục Hải quan tỉnh đến vấn đề nhân sự nói chung và nhân sự liên quan đến nghiệp vụ quản lý rủi ro tại các cấp cơ sở nói riêng.
Bảng 3.3: Chi phí đầu tƣ cho cán bộ, nhân viên tham gia đào tạo, huấn luyện về kỹ năng quản lý rủi ro tại Chi cục trong giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: triệu đồng Tiêu chí 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng chi phí 20 100 35 100 42 100
Cục tổ chức đào tạo, tập huấn 7 35 18 51,4 23 55
Tổng cục Hải quan tổ chức 13 65 17 48,6 19 45
Nguồn: Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Quan điểm, chi phí đầu tƣ cho cán bộ, nhân viên tham gia đào tạo, huấn luyện của chi cục phải tiết kiệm nhƣng đào tạo cần đạt hiệu quả, chất lƣợng, phù hợp với nhu cầu thực tế công việc tại chi cục.
3.1.3. Hệ thống cơ sở vật chất
Tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, Hệ thống cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ khá tốt, trong đó chú trọng nhiều vào hạ tầng kỹ thuật và đƣờng truyền.
* Phần cứng:
- Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đƣợc trang bị thêm một số trang thiết bị tin học mới hiện đại nhƣ máy chủ HP Itanium, phần mềm backup online, máy trạm, máy in, tích điện UPS …đáp ứng yêu cầu triển khai thông quan điện tử toàn đơn vị các giai đoạn. Đến nay, tổng số máy chủ vận hành hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan là 01 máy.
- Hệ thống hạ tầng truyền thông và chính sách bảo mật đang đƣợc áp dụng tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đảm bảo tính ổn định và độ an toàn cao. Các thiết bị tƣờng lửa đƣợc trang bị nhƣ Cisco ASA, Jupiner… là những thiết bị mạng mang tính cơ động và mức độ bảo mật an ninh hệ thống đạt mức tiên tiến tính đến thời điểm trang bị.
- Hệ thống an toàn thông tin an ninh mạng cho toàn đơn vị đƣợc Cục Hải quan Hà Tĩnh trang bị và phân bổ từ nguồn cấp phát của Tổng cục Hải quan đầy đủ với các tiêu chí chuẩn nhƣ hệ thống quản lý ngƣời dùng tập trung theo tên miền AD (Active Domain) đã đi vào hoạt động ổn định và đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa Chi cục với Cục và các đơn vị thành viên khác trong Cục Hải quan Hà Tĩnh.
* Đƣờng truyền:
Đƣờng truyền mà Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh đƣợc trang bị sử dụng công nghệ kết nối điểm tới điểm Leased-Line theo đƣờng truyền trang bị cáp quang, hoạt động rất ổn định, nhanh và đảm bảo duy trì tốt việc truyền nhận dữ liệu tờ khai điện tử trong phạm vi nội bộ. Có 02 đƣờng truyền:
+ Đƣờng truyền Megawan: Tổng số kênh truyền là 01 kênh truyền kết nối và truyền nhận dữ liệu từ Trung tâm Dữ liệu - công nghệ thông tin đến các Chi cục Hải quan, là kênh truyền sử dụng cáp quang điện thoại với công nghệ kết nối MegaWan tốc độ đạt 2Mbps.
+ Đƣờng truyền kết nối Kho bạc: Kênh truyền cáp đồng tốc độ truyền nhận là 512Kbps, sử dụng trong việc liên lạc giữa các Chi cục Hải quan và Kho bạc nhà nƣớc Hà Tĩnh, độc lập với các kênh truyền khác Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà