Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 85 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập

4.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho quản lý rủi ro

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý rủi ro.Vì vậy nên hệ thống quản lý rủi ro thực sự có chất lƣợng khi Chi cục đƣợc đầu tƣ cơ sở các vật chất cần thiết nhƣ:

- Xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử; hệ thống mạng có khả năngchuyển tín hiệu kết nối với trung tâm tự động hoá của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh kết nối giữa Chi cục với ngân hàng, kho bạc, hãng vận chuyển hàng không, cảng vụ để thực hiện các giao dịch xác nhận việc nộp thuế, giám sátkho hàng... Để đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động ổn định của Trung tâm, cần đầu tƣ xây dựng hệ thống dự phòng sự cố, bảo mật dữ liệu và xây dựng hệ thống các biện pháp hữu hiệu chống xâm nhập trái phép.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các đội kiểm soát chống buôn lậu. Tăng cƣờng thêm trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, dụng cụ hỗ trợ, phục vụ công tác

chống buôn lậu nhƣ máy phát hiện ma tuý, chất nổ, súng bắn đạn hơi cay...và các trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá XNKphù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát hiện, ngăn chặn hàng cấm, hàng lậu. Trƣớc mắt nên tập trung trang bị máy soi và hệ thống soi ngầm kiểm tra hàng hoá, máy dò ma tuý,… tiến tới trang bị máy kiểm định, phân tích hàng hoá XNK các loại cho Trung tâm kiểm định hàng hóa XNK.

- Xây dựng chƣơng trình phần mềm máy vi tính phù hợp với hệ thống quy trình thủ tục Hải quan và đặc thù của Việt nam. Chƣơng trình phần mềm này phải có khả năng kế thừa, tƣơng thích và phát triển từ các hệ thống tin học nghiệp vụ đã triển khai trong ngành, có khả năng vận hành trên mạng diện rộng, đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu đa dạng của công tác quản lý Hải quan. Thực hiện giao dịch trên mạng về thủ tục Hải quan.

- Mở rộng phƣơng án huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại các địa bàn có nguy cơ cao về vận chuyển trái phép ma tuý. Tổ chức, bố trí lực lƣợng, phƣơng tiện nghiệp vụ cần thiết để nắm và trao đổi thông tin phục vụ cho việc điều tra các đƣờng dây, ổ nhóm buôn lậu. Mở rộng khả năng sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, chất nổ... tại các vị trí, địa bàn trọng điểm.

4.2.5. Tăng cường quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong quản lý rủi ro

- Tăng cƣờng phối hợp với các ngành, cấp uỷ và chính quyền địaphƣơng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trƣờng hợp buôn lậu, gian lận thƣơng mại. Chủ động phối hợp với các ngành hữu quan trong việc ban hành văn bản hƣớng dẫn, kịp thời phát hiện những vƣớng mắc, bất cập trong quá trình thực thi nhiệm vụ để đề nghị cấp trên kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách và chỉ đạo giải quyết.

- Hoạt động nhập khẩu hàng hóa liên quan đến nhiều đối tác, quá trình diễn ra ngoài biên giới quốc gia. Vì vậy để có thông tin, ngoài việc tổ chức mạng lƣới tình báo phục vụ Hải quan, rất cần hợp tác với các tổ chức quốc tế và Hải quan các nƣớc để có đƣợc lƣợng thông tin đầy đủ nhất, chi phí thấp nhất. Muốn vậy, cần mở rộng quan hệ với Hải quan khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin cung cấp cho hệ thống quản lý rủi ro dựa trên các chuẩn mực quốc tế; mở rộng quan hệ

song phƣơng với Hải quan các nƣớc ASEAN, Hải quan các nƣớc láng giềng và Hải quan một số nƣớc công nghiệp phát triển để phối hợp hoạt động nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau, học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý rủi ro, tranh thủ sự giúp đỡ về trang thiết bị, về đào tạo cán bộ công chức hải quan của họ; tích cực gửi CBCC đi đào tạo và thực tập ở nƣớc ngoài để làm chủ kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại, coi bộ phận cán bộ này là nòng cốt để tựmở rộng đào tạo quản lý rủi ro tại Cục.

- Bƣớc đầu trao đổi kinh nghiệm và thiết lập các mối quan hệ thích hợp cho việc kiểm tra Hải quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro ở nƣớc ngoài, nhất là với các nƣớc có quan hệ ngoại thƣơng nhiều mặt với Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, EU…

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập ngày càng sâu, rộng, Hải quan Việt Nam vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, vừa phải tự đổi mới nhanh chóng để đáp ứng các yêu cầu hội nhập. Một trong những nội dung hiện đại hóa hoạt động hải quan của Việt Nam là áp dụng phƣơng thức quản lý rủi ro vào quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Quản lý rủi ro cho phép hải quan tập trung nguồn lực kiểm soát các đối tƣợng có mức rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực thi đƣợc chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nƣớc.

Trong những năm vừa qua, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh đã có nhiều nỗ lực trong quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và đạt những kết quả tích cực.Nhờ quản lý rủi ro của Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, nhiều doanh nghiệp đã hạn chế đƣợc rủi ro trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.Đồng thời, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh đã hoàn thành chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, hoạt động quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không tránh khỏi những hạn chế, bất cập do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc khắc phục những hạn chế, bất cập đó là hết sức cần thiết.

Với truyền thống nỗ lực đổi mới của Cơ quan Hải quan tận tụy, chuyên nghiệp; kết hợp với sự hỗ trợ của phƣơng pháp QLRR dựa trên cơ sở khoa học, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnhnhất định sẽ tiến hành hiện đại hóa thành công, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hoàn thành chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành Hải quan và đất nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thiên An, 2005. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Nghiên cứu hải quan, số 11.

2. Vũ Ngọc Anh, 2010. Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

3. Bộ Tài chính, 2016. Báo cáo chẩn đoán dự án kỹ thuật chuẩn bị dự án hiện

đại hóa Hải quan Việt Nam. Hà Nội

4. Bộ Tài chính, 2015. Danh mục và thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hà Nội: Nxb Tài chính.

5. Bộ Tài chính, 2016. Quyết định 1614/QĐ-BTC ngày 19/07 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính về việc ban hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 – 2020. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2011. Các Thông tư của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, 2005.Dự án hiện đại hóa hải quan, phương án quản lý thương

mại và cửa khẩu, chiến lược thực thi và phòng ngừa, chính sách quản lý rủi ro. Đề tài cấp bộ.

8. Bộ Tài chính, 2005. Dự án Hiện đại hóa Hải quan, phương án quản lý thương mại và cửa khẩu, kế hoạch chiến lược thực thi và phòng ngừa chính sách quản lý rủi ro. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2005. Các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Chớp, 2009. Phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh.

11. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Chủ biên. 2005. Giáo trình Khoa học quản lý, tập 2. Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật.

12. Quách Đăng Hòa, 2009. Nghiên cứu, xây dựng khung tiêu chuẩn Quản lý rủi

ro của Hải quan Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

13. Quách Đăng Hòa, 2016. Nghiên cứu, xây dựng Khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

14. Hội đồng Hợp tác Hải quan Thế giới, 1999. Công ước quốc tế về hài hòa và

đơn giản hóa thủ tục Hải quan. Công ƣớc Kyoto sửa đổi và bổ sung. tháng 6.

15. Nguyễn Thị Phƣơng Huyền, 2008. Quản lý rủi ro trong kiểm tra Hải quan: những vấn đề cơ bản. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 13.

16. Trần Thị Bảo Quế, 2016. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội.

17. Quốc hội Nƣớc CHXHCNVN, 2005. Luật Hải quan, Sửa đổi các năm. Hà Nội. 18. Tạp chí tài chính, 2015. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và kinh nghiệm

cho Việt Nam. Hà Nội.

19. Tổng cục Hải quan, 2005. Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, ban hành kèm theo Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Hà Nội.

20. Tổng cục Hải quan, 2015. Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Hà Nội.

21. Tổng cục Hải quan, 2015. Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2011- 2020. Hà Nội.

22. Tổng cục Hải quan, 2011. Quyết định số 343/QĐ- TCHQ ngày 08/3/2011 về

việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, ứng dụng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro. Hà Nội.

23. Trung tâm nghiên cứu thuế và hải quan, Đại học canberra, 2004. Giới thiệu phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)