Tổ chức triển khai thực hiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 54 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập

3.2.2.1. Phân cấp quản lý rủi ro trong hệ thống Hải quan

Các hoạt động nghiệp vụ chuyên trách quản lý rủi ro đã đƣợc thực hiện đồng bộ hóa trong từng khâu nghiệp vụ, phù hợp với tiêu chuẩn chung của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), cũng nhƣ thực tiễn Việt Nam. Cụ thể, việc áp dụng quản lý rủi ro đã hình thành đƣợc 6 lĩnh vực hoạt động chính. Đó là: Xây dựng, quản lí, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro; tổ chức hoạt động thu thập, xử lý thông tin Hải quan; phân tích xác định trọng điểm; quản lý tuân thủ doanh nghiệp; theo dõi đánh giá, định hƣớng hoạt động kiểm tra Hải quan; quản lý vận hành hệ thống thông tin Hải quan. Trên cơ sở đó, công tác quản lý rủi ro đƣợc định hình rõ ràng hơn các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu nhƣ xây dựng, vận hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro; hồ sơ rủi ro; hồ sơ doanh nghiệp; theo dõi đánh giá quá trình hoạt động doanh nghiệp; phân tích xác định trọng điểm đối với hàng hóa XNK… phát huy hiệu quả, hỗ trợ, tạo nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ Hải quan.

Với những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngành Hải quan đã tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro ở 3 cấp: Tổng cục( Cục quản lý rủi ro), cục Hải quan và Chi cục. Cụ thể, các đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro đảm nhiệm đƣợc vai trò điều phối, chủ trì thực hiện công tác thu thập xử lý thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro thống nhất đƣợc định hƣớng trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo dõi các rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.

Hình 3.7. Mô hình phân cấp quản lý rủi ro theo 03 cấp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Cấp Tổng cục (Cục quản lý rủi ro)

+Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc quản lý rủi ro (gồm: Hệ thống và cơ chế điều hành quản lý rủi ro; Chƣơng trình, kế hoạch quản lý rủi ro; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro; Hồ sơ quản lý rủi ro; Hồ sơ quản lý doanh nghiệp)

+ Thiết lập và áp dụng Tiêu chí quản lý rủi ro

+ Điều hành hoạt động quản lý rủi ro trong phạm vi cấp ngành + Theo dõi, đánh giá quy trình quản lý rủi ro, đo lƣờng tuân thủ. - Cấp Cục:

+ Truyền nhận dữ liệu đánh giá rủi ro;

+ Thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro (gồm: Bộ chỉ tiêu thông tin quản lý doanh nghiệp; Thông tin vi phạm; Thông tin từ các nghiệp vụ; Thông tin phản hồi từ Chi cục)

+ Xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro cấp Cục

Cục Hải quan Chi cục B Chi cục Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế, thu phí, lệ phí Tổng Cục Hải quan Chi cục C

+ Thiết lập tiêu chí động

+ Theo dõi, hƣớng dẫn kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro của các Chi cục

+ Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro cấp Cục, báo cáo phản hồi về Tổng cục. - Cấp Chi cục:

+ Bộ phận quản lý rủi ro

Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục

Thu thập thông tin vi phạm

Thu thập thông tin phản hồi

Thiết lập tiêu chí phân luồng

Tham mƣu chuyển luồng

Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tại Chi cục + Các đơn vị xử lý rủi ro

Thực hiện phân luồng hệ thống

Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thông quan

Phản hồi thông tin (tất cả các bƣớc trong quy trình thông quan)

3.2.2.2. Thực hành quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Chi cục đã áp dụng và thực hiện công tác quản lý rủi ro, thu thập thông tin trên các mặt công tác chuyên môn, cụ thể:

- Về công tác quản lý đối với doanh nghiệp XNK: Thƣờng xuyên tiến hành rà soát, thu thập thông tin các doanh nghiệp XNK trên địa bàn từ nhiều nguồn khác nhau. Các doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục, kịp thời nắm bắt các biểu hiện hành vi vi phạm để phân tích, lựa chọn, đánh giá, chọn lọc thông tin phục vụ cho công tác xây dựng các tiêu chí quản lý rủi ro; Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng, Phòng CBL&XLVP, Đội kiểm soát Hải quan để nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động XNK tại Chi cục đều tuân thủ pháp luật, việc xếp hạng doanh nghiệp đƣợc áp dụng rõ ràng và đảm bảo chính xác nhất.

- Về công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, quá cảnh: Thƣờng xuyên rà soát danh mục mã số hàng hóa XNK, danh mục mã số hàng hóa thuộc các biểu thuế, danh mục hàng hóa cấm XNK, danh mục hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành... để có cơ chế quản lý hiệu quả nhất. Chú trọng quản lý đối với các mặt hàng nhạy cảm về thuế, các mặt hàng có khả năng gian lận trong việc áp mã, giá, các mặt hàng có yêu cầu kiểm tra chất lƣợng về nhà nƣớc...Cụ thể là Chi cục đã quan tâm nhiều hơn đến các loại hình phổ biến và dễ gian lận thuế nhƣ loại hình gia công và loại hình sản xuất xuất khẩu. Đối với loại hình các loại hình này doanh nghiệp dễ khai tăng định mức sản phẩm, tăng tỷ lệ hao hụt thực tế; không thanh khoản, thanh khoản thiếu tờ khai thực nhập; xuất bán nguyên liệu, thành phẩm dƣới dạng phế liệu, phế phẩm. Tất cả những hành vi nêu trên của DN đều nhằm mục đích tận dụng nguyên liệu thừa nhằm tiêu thụ nội địa, kiếm lời.

- Cung cấp thông tin, các tiêu chí quản lý rủi ro đầy đủ, kịp thời và chất lƣợng cho Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Phòng chống buôn lậu và XLVP).

a. Quản lý việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK Trên cơ sở nội dung Thông tƣ 175/2013/TT-BTC, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đã thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế đối với doanh nghiệp để áp dụng chính sách ƣu tiên hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác trong quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Việc đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp đƣợc thực hiện hàng ngày (vào 0 giờ) trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ, trên cơ sở Hệ thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu từ hồ sơ doanh nghiệp và các Hệ thống thông tin, dữ liệu có liên quan của ngành Hải quan theo các điều kiện để phân loại doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu theo 3 loại gồm:

- Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật Hải quan, pháp luật thuế (doanh nghiệp tuân thủ tốt);

- Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế ở mức độ trung bình (doanh nghiệp tuân thủ trung bình);

- Doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế (doanh nghiệp không tuân thủ).

Đối với doanh nghiệp đƣợc đánh giá tuân thủ tốt phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhƣ: Có hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa thƣờng xuyên trong thời gian 2 năm tính đến ngày đánh giá; trong thời gian 2 năm liên tục trở về trƣớc (tính đến ngày đánh giá) doanh nghiệp không có vụ việc vi phạm bị khởi tố vụ án, ngƣời đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không bị khởi tố bị can về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế; không bị các cơ quan Nhà nƣớc xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế; không bị xử lý vi phạm pháp luật về hành vi xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu…

Bên cạnh đó, qua áp dụng quản lý rủi ro cũng đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp đƣợc xếp hạng mức độ rủi ro, bao gồm: doanh nghiệp ƣu tiên; doanh nghiệp rủi ro rất thấp; doanh nghiệp rủi ro thấp; doanh nghiệp rủi ro trung bình; doanh nghiệp rủi ro cao; doanh nghiệp rủi ro rất cao. Kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp đƣợc cung cấp, làm cơ sở cho việc áp dụng chính sách ƣu tiên, áp dụng chế độ, chính sách quản lý Hải quan, quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh.

Qua đó, việc đánh giá điều kiện áp dụng chính sách ƣu tiên, chế độ chính sách quản lý Hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp: Công nhận và áp dụng chính sách đối với doanh nghiệp ƣu tiên; áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với với hàng hóa nhập khẩu (nguyên liệu, vật tƣ sản xuất hàng xuất khẩu); xác định trƣớc trị giá hải quan, xác định trƣớc mã số, xác nhận trƣớc xuất xứ ; chấp nhận áp dụng bảo lãnh tiền thuế phải nộp…

Căn cứ vào áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, quản lý Hệ thống thông tin nghiệp vụ, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh còn có thể xác định trọng điểm Kiểm tra sau thông quan, cũng nhƣ xác định trọng điểm Giám sát Hải quan.

Đối với việc xác định trọng điểm Kiểm tra sau thông quan, chi cục sẽ xác lập danh sách doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra để đánh giá tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế theo kế hoạch hàng năm; xác định lô hàng XNK rủi ro để tiến hành kiểm tra. Ngoài ra, việc xác lập danh sách doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra đƣợc thực hiện bằng việc cập nhật tiêu chí cấp Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ; Hệ thống tự động đánh giá, lập danh sách doanh nghiệp Kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ theo kế hoạch hàng năm.

Việc xác định đối tƣợng trọng điểm Kiểm tra sau thông quan đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp nhƣ Cục Hải quan tỉnh áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro lựa chọn đối tƣợng Kiểm tra sau thông quan để đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ; công chức tiến hành thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, phúc tập tờ khai phát hiện các trƣờng hợp có dấu hiệu rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế nhƣng chƣa có điều kiện làm rõ; qua phân tích rủi ro phát hiện lô hàng XNK, quá cảnh đã đƣợc thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; kết quả phân tích, đánh giá cho thấy hoạt động XNK hàng hóa của doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế; theo các chuyên đề trọng điểm về quản lý rủi ro.

Đối với xác định trọng điểm Giám sát Hải quan, Cục quản lý Hệ thống thông tin nghiệp vụ, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro để xác định hàng hóa XNK, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh rủi ro cao cần tăng cƣờng Giám sát Hải quan.

3.2.2.3. Kết quả phân luồng kiểm tra hải quan

Trong thời gian qua Chi Cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đã đƣợc thực hành nghiêm quy trình, quy định về phân luồng, chuyển luồng kiểm tra, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa trong toàn ngành.

Số tờ khai kiểm tra sơ bộ có sự biến động không đồng đều về số lƣợng nhƣng tăng về tỷ trọng trong giai đoạn 2014 - 2016. Cụ thể: Năm 2014 trong tổng số 918 tờ khai đƣợc giải quyết tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh thì có 466 tờ khai đƣợc kiểm tra sơ bộ (chiếm tỷ lệ 51%). Năm 2015, trong tổng số 754 tờ khai đƣợc giải quyết thì số lƣợng tờ khai kiểm tra sơ bộ là 426 tờ khai (chiếm tỷ lệ 57%). Đến năm 2016 số lƣợng này tiếp tục tăng lên, đạt 431 tờ khai (chiếm tỷ lệ 63%) trong tổng số 683 tờ khai đƣợc giải quyết.

Bảng 3.8: Tình hình phân luồng kiểm tra hải quan tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016 Tiêu chí 2014 2015 2016 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Kiểm tra sơ bộ 466 51 426 57 431 63

Kiểm tra chi tiết 401 45 297 39 232 34

Kiểm tra thực tế hàng hóa 51 6 31 4 20 3

Tổng tờ khai 918 100 754 100 683 100

Nguồn: Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Số tờ khai đƣợc kiểm tra chi tiết có sự biến động giảm đều về số lƣợng lẫn tỷ trọng trong giai đoạn 2014-2016. Cụ thể: Năm 2014, số tờ khai đƣợc kiểm tra chi tiết là 401 tờ chiếm tỷ lệ 45% trong tổng số tờ khai đƣợc giải quyết; năm 2015, số tờ khai đƣợc kiểm tra chi tiết giảm xuống còn 297 tờ chiếm tỷ lệ 39% trong tổng số tờ khai đƣợc giải quyết của năm; đến năm 2016, số tờ khai này tiếp tục giảm xuống so với năm 2015 là 232 tờ và chỉ chiếm 34% trong tổng số tờ khai đƣợc giải quyết của Chi cục.

Số tờ khai đƣợc kiểm tra thực tế hàng hóa chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số lƣợng tờ khai Hải quan giải quyết và có sự giảm đều về số lƣợng lẫn tỷ trọng (từ 51 tờ khai chiếm tỷ trọng 6% trong năm 2014 xuống 31 tờ khai chiếm tỷ trọng 4% trong năm 2015, sau đó lại giảm xuống 20 tờ khai chiếm tỷ trọng 3% trong năm 2016).

3.2.2.4. Kết quả phát hiện các trường hợp sai phạm và rủi ro xảy ra tại Chi Cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Bảng 3.9: Tình hình phát hiện vi phạm nhờ áp dụng quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016

2014 2015 2016

Số vụ vi phạm 02 05 11

Trị giá (triệu đồng) 11 32 68

Nhờ áp dụng hệ thống quản lý rủi ro mà số vụ phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh có sự thay đổi cơ bản đặc biệt là năm 2016. Cụ thể: Năm 2014 chỉ phát hiện đƣợc 02 vụ vi phạm hành chính của doanh nghiệp trong hoạt động XNK với số tiền phạt là 11 triệu, năm 2015 phát hiện vi phạm 5 vụ (số tiền phạt 32 triệu đồng), và đến năm 2016 phát hiện đƣợc 11 vụ vi phạm với số tiền phạt lên tới 68 triệu đồng.

Qua những kết quả đạt đƣợc, hệ thống quản lý rủi ro đã đƣợc cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ áp dụng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không còn xa lạ với thuật ngữ quản lý rủi ro. Bởi từ khi Cục Hải quan Hà Tĩnh nói chung và Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh nói riêng áp dụng công tác quản lý rủi ro, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kết hợp với công tác Kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, thời gian thông quan tại cửa khẩu giảm rõ rệt. Nhờ vậy mà tiết tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp có độ rủi ro thấp đƣợc phân vào luồng xanh liên tục tăng lên. Số lƣợng và tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc đánh giá chấp hành tốt pháp luật Hải quan cũng tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)