Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 73 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

4.1.2. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Năm 2016, WTO dự kiến mức tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới là 3,3%, thấp hơn mức trung bình 20 năm qua là 5,3% và còn thấp hơn mức mức tăng 6% trƣớc khủng hoảng trong giai đoạn 1990 - 2008. Cũng trong năm 2016, các nền kinh tế thuộc EU vẫn còn khó khăn. Do đó sẽ hạn chế nhập khẩu của EU và sẽ tác động đến xuất khẩu của nhiều đối tác thƣơng mại của khối này. EU vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng trong khối Euro và sự thu hẹp tài khóa tại các nƣớc phát triển là những trở ngại cho phát triển thƣơng mại.

Trị giá hàng hóa xuất khẩu toàn cầu năm 2015 đạt 18,3 ngàn tỷ USD, không tăng so với năm 2014. Sự trì trệ về trị giá xuất khẩu đã làm giảm mức tăng bình quân cho giai đoạn trƣớc 2005 từ 8% đến 10% trong năm 2015. Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ thƣơng mại năm 2015 chỉ tăng 2% so với năm 2014 và đạt 4,3 ngàn tỷ USD.

Mức tăng thƣơng mại hàng hóa thế giới năm 2015 thấp hơn so với tất cả các dự báo trƣớc đó về mức tăng GDP. Trong điều kiện bình thƣờng, mức tăng của thƣơng mại hàng hóa thƣờng gấp đôi mức tăng của GDP, nhƣng năm 2015, mức tăng này có tỷ lệ 1/1. WTO dự báo không thay đổi về GDP năm 2016 nhƣng trao đổi thƣơng mại vẫn tăng với tỷ lệ 1,6/1 và tỷ lệ sẽ là 1,8/1 vào năm 2016.

Mặc dù mức tăng năm 2015 là thấp và không bình thƣờng, tỷ trọng xuất khẩu của thế giới về hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại so với GDP của thế giới là khoảng 32% và gần đạt mức cao của năm 2008 là 33%.

Khối lƣợng thƣơng mại hàng hóa thế giới tăng 2% năm 2015. Nếu loại trừ những năm mà thƣơng mại hàng hóa thế giới giảm, thì đây là năm có mức tăng thấp nhất kể từ năm 1981. Hàng hóa từ các nƣớc phát triển tăng nhẹ với mức tăng 1%, trong khi hàng hóa từ các nƣớc đang phát triển tăng 3,3%. Về nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu vào các nƣớc phát triển giảm 0,1%, trong khi các nƣớc đang phát triển có mức tăng nhập khẩu là 4,6%.

Sau khi xuất khẩu giảm 8,5% năm 2014 do cuộc chiến tại Lybia, châu Phi đã đẩy xuất khẩu trở lại với mức tăng 6,1% trong năm 2015. Tiếp đó là Bắc Mỹ với mức tăng 4,5% và Mỹ tăng với mức 4,1%. Châu Á có mức tăng xuất khẩu 2,8% trong năm 2015, mặc dù Trung Quốc có mức tăng cao là 6,2%. Nguyên nhân làm cho xuất khẩu châu Á tăng chậm là do Nhật Bản và Ấn Độ với mức giảm lần lƣợt là 0,5% và 1%. Các khu vực khác có tiềm năng xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên thì mức tăng xuất khẩu lại thấp, nhƣ C.I.S. có mức tăng 1,6%, Nam và Trung Mỹ chỉ tăng 1,4% và Trung Đông tăng 1,2%. Khu vực có mức tăng rất thấp là châu Âu 0,6% và EU 0,3%.

Nhập khẩu của châu Phi năm 2015 cũng tăng mạnh ở mức 11,3%. Tiếp theo là Trung Đông 7,9%, C.I.S 6,8%. Nhập khẩu của châu Á tăng 3,7% do mức tăng 3,6% tại Trung Quốc. Bắc Mỹ tăng 3,1% và riêng Mỹ tăng 2,8%. Nam và Trung Mỹ tăng 1,8%. Châu Âu giảm nhập khẩu 1,9% trong năm 2015.

Triển vọng năm 2016 và 2015: WTO dự báo tổng trị giá thƣơng mại toàn cầu tăng 3,3% so với mức tăng 2% trong năm 2015. Xuất khẩu từ các nƣớc phát triển tăng 1,4% trong khi xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển (bao gồm các nƣớc thuộc C.I.S.) sẽ tăng 5,3%. Về nhập khẩu, WTO dự báo mức tăng 1,4% với các nền kinh tế phát triển và 5,9% với các nền kinh tế đang phát triển.

Mặc dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế thế giới không cao nhƣng việc tham gia vào nền thƣơng mại thế giới giúp cho các quốc gia có thể thúc đẩy các mối quan hệ giao lƣu, trao đổi, buôn bán. Trên thực tế, những quốc gia hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế toàn cầu chính là những nƣớc có khả năng đạt tốc độ tăng trƣởng cao. Toàn cầu hoá và hội nhập khu vực đã làm thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ ngày càng mở

rộng và dƣờng nhƣ không có biên giới, tạo ra thị trƣờng cho thƣơng mại quốc tế phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, để tận dụng hết những cơ hội quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cũng nhƣ vƣợt qua những thách thức mà quá trình này đặt ra, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nƣớc cần phải đƣợc nâng cao. Số lƣợng các hiệp định, thoả thuận quốc tế liên quan đến thƣơng mại ngày càng gia tăng nhanh chóng nhƣ việc hình thành các khu vực FTA, các khối liên minh hải quan, các trục phát triển, các diễn đàn hợp tác kinh tế và thậm chí cả cấp độ hội nhập cao nhƣ Liên minh Châu Âu. Điều này đồng nghĩa các rào cản thuế quan và phi thuế quan phải ngày càng giảm dần và xoá bỏ. Bên cạnh đó, các quốc gia phải cam kết vào các quá trình cải cách, thay đổi để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu hoá hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo tạo thuận lợi tối đa thƣơng mại hoạt động trong khuôn khổ các hiệp định, thoả thuận. Đƣơng nhiên, thủ tục Hải quan đƣợc xem là rào cản phi thuế, vì vậy nó cần đƣợc thay đổi, cách tân quy trình thủ tục theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng các cam kết quốc tế. Đây là yêu cầu cấp thiết nhƣng mang đầy tính thách thức với ngành Hải quan khi tiến hành các cải cách theo con đƣờng hội nhập, đặc biệt với các nƣớc đang hoặc kém phát triển khi mà nguồn lực cho cải cách còn quá hạn hẹp.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2014. Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2015 ƣớc tính đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2014, trong đó dịch vụ du lịch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 9,9%; dịch vụ vận tải 2,2 tỷ USD, tăng 5,8%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các mặt hàng nhƣ điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Xuất khẩu của khu vực này trong những năm gần đây có xu hƣớng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2014 chiếm 63,1%, tăng 31,1%; năm 2015 chiếm 61,4%, tăng 22,4%.

Về thị trƣờng, EU vẫn tiếp tục là thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ƣớc đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4% (tƣơng đƣơng 4,1 tỷ USD) so với năm 2014. Đứng thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu ƣớc tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3% (4 tỷ USD). Tiếp đến là ASEAN đạt 18,5 tỷ USD, tăng 6,3% (1,1 tỷ USD) với các mặt hàng chủ yếu là điện thoại các loại và linh kiện tăng 75,2% (992 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7% (414 triệu USD).

Nhƣ vậy, năm 2015 Việt Nam chính thức xuất siêu ở mức 863 triệu USD, đây cũng là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi gia nhập WTO (năm 2007) Việt Nam đạt thặng dƣ thƣơng mại.

Nhìn lại chặng đƣờng xuất khẩu của Việt Nam trong vài năm gần đây, từ một quốc gia luôn ở tình trạng thâm hụt thƣơng mại trong nhiều năm, Việt Nam trong năm 2015 đã đạt mức thặng dƣ thƣơng mại 900 triệu USD sau khi đã có thặng dƣ nhẹ trong năm 2014.

Thực tế, nền kinh tế Việt Nam vốn là một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu với việc xuất hàng chiếm tỷ trọng 81% GDP cả nƣớc trong năm 2014. Mặc dù nhu cầu toàn cầu có sự dao động trong năm 2015 và giá cả hàng hoá đang giảm nhƣng tăng trƣởng xuất khẩu vẫn đạt mức đáng kể 15,4%. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu hàng dệt may cùng với đầu tƣ mới ngoài nƣớc trong lĩnh vực điện tử đã phục hồi. Với nguồn vốn giải ngân FDI tăng 9,9% và nguồn vốn đăng ký tăng tốc đáng kể, dự báo xuất khẩu sẽ khởi sắc trong năm 2016.

Những điểm sáng chính yếu trong năm 2016 vẫn là các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu. Với các điều kiện toàn cầu đang đƣợc cải thiện và những hiệp định thƣơng mại đang trong quá trình đàm phán, các doanh nghiệp xuất khẩu hứa hẹn sẽ có một năm tăng trƣởng mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia cho biết, Việt Nam bắt đầu bƣớc vào năm 2016 với triển vọng đang dần tƣơi sáng hơn. Xuất khẩu, đặc biệt ở các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ thúc đẩy tăng trƣởng cho Việt Nam. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12 đã thể hiện sản lƣợng ngành sản xuất tăng tốc đạt mức 51,8 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 4.2011.

Trong năm 2016, với việc tăng cƣờng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Mỹ (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu) và châu Âu (chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu), Việt Nam đƣợc đánh giá sẽ hƣởng lợi khi nhu cầu các nƣớc phƣơng Tây dần đƣợc cải thiện theo tín hiệu khôi phục của nền kinh tế toàn cầu, dự báo tăng trƣởng 3,2% trong năm nay. Dự báo, xuất khẩu sẽ tăng 20% trong năm 2016 từ mức tăng 15,4% trong năm 2015. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng trƣởng GDP đạt mức 5,6% trong năm 2016 từ mức 5,4% trong năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)