CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánhgiá chung
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.3.2.1. Những hạn chế
Quản lý rủi ro là công tác nghiệp vụ mới và khó, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý rủi ro phải tinh thông nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế để có thể nắm bắt kịp thời các chính sách; thu thập, phân tích thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa XNK; bên cạnh sự nỗ lực triển khai và những kết quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ:
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý rủi ro còn bất cập, thiếu tính thống nhất, chồng chéo; một số nội dung không phù hợp với thực tế, với cách tiếp cận chung về quản lý rủi ro nên dễ gây nhầm lẫn trong cách hiểu và vận dụng. Các văn bản quy định về quản lý rủi ro hiệu lực ngắn, thƣờng xuyên phải sửa đổi bổ sung do vừa triển khai vừa xây dựng, chƣa dự liệu đƣợc hết tình huống xẩy ra trong thực tế. Hiện vẫn còn thiếu những văn bản quy định, hƣớng dẫn chi tiết các nguyên tắc, kỹ thuật, quy trình cũng nhƣ việc tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ hải quan cụ thể.
- Hiện nay quản lý rủi ro mới chủ yếu đƣợc tập trung áp dụng trong thông quan hàng hoá nhập khẩu, chƣa thực sự lan tỏa rộng rãi đến các hoạt động nghiệp vụ Hải quan nên thiếu sự liên kết, đồng bộ trong việc kiểmsoát rủi ro giữa các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Nghĩa là quản lý rủi ro mới chủ yếu hỗ trợ cho việc phân luồng trong thông quan hàng hóa; đối với các lĩnh vực nghiệp vụ khác nhƣ: tiếp nhận xử lý thông tin trƣớc thông quan, sau thông quan; hành khách, phƣơng tiện xuất nhập cảnh và các lĩnh vực nghiệp vụ về thuế, khai báo định mức sản xuất, gia công hàng hóa XNK, kho ngoại quan…trong khi năng lực đánh giá rủi ro còn hạn hẹp, thiếu tính dự báo, tỷ lệ kiểm tra phát hiện vi phạm còn thấp.
- Việc xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi,chia sẻ thông tin còn nhiều bất cập. Việc cập nhật, phản hồi thông tin, theo dõi, giám sát quá trình xử lý
rủi ro (kiểm tra hải quan) là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro, nhƣng hiệu quả thực hiện chƣa cao. Cơ chếtrao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cấp, đơn vị trong ngành chƣa đi vào nề nếp, kém hiệu quả; việc trao đổi thông tin với các đơn vị ngoài ngành còn gặp nhiều trở ngại. Cục Hải quan chƣa xây dựng đƣợc lực lƣợng thu thập thông tin tình báo phục vụ phân loại và xử lý rủi ro. Chính vì thế, việc phân loại doanh nghiệp và phân loại các chuyếnhàng chƣa có căn cứ xác đáng.
- Mức độ ứng dụng CNTT phục vụ quản lý rủi ro còn hạn chế. Hệ thống thôngtin dữ liệu còn phân tán. Cơ sở hạ tầng mạng còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, chƣa đảm bảo an ninh an toàn, hiện tƣợng lỗi hoặc tắc nghẽn vẫn thƣờng xuyên xảy ra. Các chƣơng trình phần mềm của từng nhóm nội dungcông tác nghiệp vụ chƣa tƣơng thích với nhau và khó tích hợp để phục vụ môhình quản lý mới. Hệ thống máy tính nối mạng về cơ bản đã có nhƣng đƣờng truyền chậm, hay mắc lỗi cản trở cán bộ Hải quan truy cập thông tin. Hiện tƣợng tại một số Chi cục máy chủ đƣợc trang bị đã lâu, Hệ thống dữ liệu thông tin quá nhiều nên khi vận hành rất chậm cũng cản trở nhân viên áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của mình. Ngoài ra sự thiếu thốn máy soi hiện đại, chƣa lắp đặt đƣợc các máy soi container hệ thống thiết bị giám sát tại các cảng biển quốc tế quan trọng… buộc cán bộ Hải quan phải tăng tỷ lệ kiểm ra trực tiếp, vì thế giảm quy mô áp dụng của quản lý rủi ro.
- Trình độ của cán bộ công chức thực thi công tác quản lý rủi ro chƣa đồng đều, số lƣợng cán bộ chuyên trách vẫn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, một số cán bộ làm trực tiếp còn thiếu kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý rủi ro do quy định luân chuyển cán bộ công chức, gây ảnh hƣởng đến việc xác định lô hàng trọng điểm, đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trƣớc, trong và sau thông quan.
Công tác kiểm tra sau thông quan- một khâu quan trọng, không thể thiếucủa quản lý rủi ro chƣa đạt đƣợc hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật hải quan nhƣ mong muốn, dẫn đến vẫn phải kiểm tra nhiều. Điều này không phùhợp với chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, Công
ƣớc Kyoto, đặc biệt là theo quy trình kiểm tra sau thôngquan của các nƣớc ASEAN, Kiểm tra sau thông quan phải trở thành hoạt động thông thƣờng của cơ quan hải quan nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện những sai sót của cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục thông quan. Trên thực tế kiểm tra sau thông quan của Chi cục hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh chƣa làm đƣợc nhƣ thế.
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế *Nguyên nhân khách quan
- Quản lý rủi ro dẫu sao cũng là nghiệp vụ mới đối với hầu hết các chi cục và cán bộ hải quan tác nghiệp ở Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh. Do đó trong một thời gian ngắn, cả Chi cục hải quan nói chung, từng cán bộ hải quan của Chi cục nói riêng chƣa kịp chuẩn bị đầy đủ để thích nghi nên dẫn đến vừa thiếu cơ sở vật chất, vừa thiếu kỹ năng cần thiết.
- Áp lực công việc cao đối với các Chi cục hải quan nói chung, nhân viên hải quan của Chi cục nói riêng. Trong nhiều năm trở lại đây, nhất là từ khi nƣớc ta mở cửa thị trƣờng trƣờng nƣớc, khuyến khích xuất khẩu và giao lƣu kinh tế khối lƣợng hàng hóa XNK thông quan khá lớn và liên tục tăng lên trên dƣới 20% năm. Trong khi đó nguồn lực và con ngƣời không tăng với tốc độ tƣơng ứng. Vì thế có tình trạng quá tải và không có thời gian học kỹ năng mới ở đa phần các cơ quan hải quan và nhân viên. Hơn nữa, do phải cải cách và hiện đại hóa nhanh để phục vụ cho tiến trình hội nhập của nền kinh tế cơ quan hải quan đã phải thực hiện nhiều nội dung cải cách một lúc nhƣ đổi mới mã số, đổi mới phƣơng thức tính trị giá hải quan, áp dụng các loại thuế mới, áp dụng hải quan điện tử, khai hải quan từ xa, phát triển khai thuê hải quan… nên Chi cục không có điều kiện đầu tƣ tƣơng xứng cho quản lý rủi ro.
- Tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp. Trong bối cảnh đó ngành hải quan phải chia xẻ nguồn lực để cùng chính phủ đối phó với các vấn đề lạm phát, thiểu phát, suy thoái... Vì thế sự chuyên tâm vào hiện đại hóa hải quan nói chung, áp dụng đại trà quản lý rủi ro nói riêng không đạt mức mong
muốn. Vì thế quá trình soạn thảo và ban hành các quy trình thƣờng chậm, thiếu đồng bộ, chắp vá. Hơn nữa, khi thế giới khó khăn, trong nƣớc khó khăn thì nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài dành cho cải cách hải quan không đƣợc ƣu tiên. Ngoài ra, trong bối cảnh khủng hoảng, chính sách thƣơng mại cần phải điều chỉnh cũng làm gián đoạn một phần tiến trình áp dụng quản lý rủi ro.
Do quá trình thực hiện quản lý nhiều năm trƣớc đây của Chi cục quá chú trọng đến kiểm soát trực tiếp nên không có điều kiện hình thành đội ngũ nhân viên có tri thức và trình độ khoa học cao để làm nhiệm vụ phân tích rủi ro. Hệ thống thông tin cũng không đƣợc chú trọng thu thập, xử lý và lƣu giữ một cách hệ thống nên khi triển khai quản lý rủi ro Chi cục phải xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý rủi ro ngay từ những khâu đầu tiên nên không thể đầy đủ và đồng bộ ngay đƣợc.
Một nguyên nhân khách quan nữa là đội ngũ doanh nhân ở nƣớc ta chƣa trƣởng thành, có lịch sử phát triển ngắn nên chƣa hình thành các chuẩn mực, đạo đức kinh doanh nền tảng. Vì thế xác suất rủi ro không tuân thủ khá lớn. Trong khi đó hệ thống chế tài thực thi theo luật và hệ thống giải quyết tranh chấp có hiệu quả thấp nên chƣa tạo đƣợc nền tảng tin tƣởng cần thiết để thực hành quản lý rủi ro. Biểu hiện rõ nhất là số vụ vi phạm pháp luật hải quan những năm gần đây vẫn tiếp tục ở mức độ cao và chƣa thấy xu hƣớng giảm, trong khi đó áp lực tăng thu và quy trình phân cấp quản lý rủi ro chƣa thật sự rõ ràng đã khiến nhân viên hải quan e ngại khi áp dụng quản lý rủi ro. Họ ngại sự cố gây trách nhiệm nên cố níu kéo quan điểm và cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
*Nguyên nhân chủ quan
quản lý rủi ro là công tác nghiệp vụ mới và khó, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý rủi ro phải tinh thông nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế để có thể nắm bắt chính sách, phân tích thông tin, sàng lọc các đối tƣợng trọng điểm và đề xuất các biện pháp xử lý tƣơng ứng. Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ bố trí tại bộ phận quản lý rủi ro không đủ để thực hiện các khối lƣợng công việc lớn.
Tỷ lệ cán bộ đƣợc bố trí chuyên trách để thực hiện các công việc nghiệp vụ này thấp so với tổng số biên chế của cả Chi cục. Do thiếu nguồn nhân lực nên nhiều
công việc triển khai chậm. Thậm chí, một số hạng mục không có ngƣời để triển khai xây dựng hoặc có ngƣời nhƣng mới đƣợc tuyển dụng nên chƣa đủ kiến thức, kinh nghiệm cho việc nghiên cứu xây dựng. Mặc dù hàng năm, Ban lãnh đạo Cục đã tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, về quy trình quản lý rủi ro cho nhiều nhân viên trong đơn vị, nhƣng do thực hiện kiêm nhiệm nên hiệu quả mang lại chƣa cao.
Địa bàn hoạt động rộng với vị trí cách xa trụ sở Cục Hải quan tỉnh, loại hình quản lý đa dạng, nhƣng lực lƣợng biên chế còn thiếu nên thụ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
Đại bộ phận các doanh nghiệp XNK tại Hà Tĩnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, một bộ phận doanh nghiệp chƣa chƣa chú trọng đến việc cập nhật, nghiên cứu các quy định của pháp luật Hải quan để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà còn ỷ lại, trông chờ vào sự kiểm tra hƣớng dẫn của cơ quan Hải quan dẫn đến sai sót trong quá trình làm thủ tục, gây khó khăn cho công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan nói chung và công tác quản lý rủi ro nói riêng của đơn vị.
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HỒNG LĨNH
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh trong thời gian tới