Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánhgiá chung

3.3.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất: Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tuân thủ các quy định của pháp luật.

Áp dụng nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp và nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa trong quy trình thủ tục hải quan, với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin kết hợp với công tác kiểm tra sau thông quan, Chi cục tiến hành phân luồng hàng hóa dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và tính chất hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích các đối tƣợng tham gia xuất nhập khẩu nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Doanh nghiệp đƣợc đánh giá là tuân thủ pháp luật tốt sẽ đƣợc tạo môi trƣờng thuận lợi tối đa, đƣợc ƣu tiên làm thủ tục hải quan đơn giản và nhanh hơn các doanh nghiệp khác. Vì vậy, Tỷ lệ doanh nghiệp có độ rủi ro thấp tăng lên theo năm. Số lƣợng và tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc đánhgiá chấp hành tốt pháp luật hải quan cũng tăng đáng kể.

Qua đó, Chi cục hải quan Hồng Lĩnh đã tạo môi trƣờng quản lý đơn giản, thuận lợi, minh bạch hơn và nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn nữa, nó còn khuyến khích doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.

Thành tích thứ hai của áp dụng hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh là cải cách thủ tục hải quan ở Chi cục hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế. Từ chỗ chỉ phân luồng hàng hóa một cách chủ quan, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của cán bộ hải quan đến nay dựa vào các tiêu chí quản lý đƣợc phân tích, đánh giá trong hệ thống dữ liệu nhƣ: phân loại doanh nghiệp; xuất xứ của hàng hóa; loại hình, chi cục hải quan đã tiến hành phân luồng hàng hóa một cách bài bản. Số lƣợng hàng hóa phân vào luồng xanh ngày càng tăng lên. Số lƣợng hàng hóa phân vào luồng xanh ngày càng tăng lên. Cụ thể, tại Chi cục hải quan Hồng Lĩnh, năm 2014 số hàng hóa thông quan phân luồng xanhchiếm 51%, năm 2016 đã tăng lên 57%, tƣơng ứng số hàng hóa phân luồng đỏgiảm từ 6% xuống còn 3%.

Thứ ba: Hiệu suất công việc của cơ quan hải quan tăng lên

Trong môi trƣờng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh rất lớn, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO. Nhờ những cải cách quy trình thủ tục hải

quan nói chung, quản lý rủi ro nói riêng(Dựa vào các bộ tiêu chí), Mặc dù, khối lƣợng công việc không ngừng tăng lên, chi cục hải quan phải thực hiện nhiều việc cùng một lúc theo các cam kết quốc tế, hiệu suất công việc tăng lên đáng kể.

Nếu trƣớc đây, thời gian làm thủ tục khai báo hải quan trung bình cho một lô hàng xuất khẩu phải mất từ 02 đến 03 giờ thì nay dựa vào các nhóm tiêu chí quản lý rủi ro mà hệ thống sẽ tự phân luồng nên còn tối thiểu là 20 phút, tối đa không quá 40 phút, và thời gian tối thiểu đối với lô hàng nhập khẩu là 30 phút và tối đa không quá 60 phút, thay vì phải mất 1 ngày làm thủ tục, hoặc nhiều hơn, vì hàng hóa đã đƣợc miễn kiểm tra thực tế rất nhiều (nhờ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp). Hiện tại thì số hàng kiểm tra thực tế ít hơn.

Thứ tƣ: Sau khi áp dụng hệ thống quản lý rủi ro, Quy trình thủ tục hải quan mới đƣợc đánh giá là hiện đại, phù hợp với quy định, chuẩn mực trong các công ƣớc quốc tế: nhằm hƣớng tới một môi trƣờng lành mạnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ và du khách nƣớc ngoài.

Thay vì phải làm thủ công thì nay nhờ vào Quy trình thủ tục hải quan đơn giản, thông thoáng nhƣ cho phép khai báo hải quan trƣớc khi hàng hóa nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu nhập; đƣợc tự kê khai, tự tính, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các sắc thuế khác có liên quan trong thời hạn theo quy định của pháp luật… đã làm tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Chi cục chỉ kiểm soát, hƣớng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật chứ không còn mang tính chất quản lý với nhiệm vụ ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Việc cải cách thủ tục theo hƣớng quản lý rủi ro đã mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, môi trƣờng hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và du lịch.

Thứ năm: Hệ thống cơ sở dữ liệu đang dần đƣợc hình thành và hoàn chỉnh theo yêu cầu thực tế.Hệ thống cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý rủi ro. Cơ sở dữ liệu càng nhiều, càng chuẩn xác thì kết quả phân tích, kiểm soát rủi ro càng hiệu quả. Đến nay, hệ thống dữ liệu đó đã

đƣợc hình thành và đang dần từng bƣớc hoàn thiện hơn, với danh bạ doanh nghiệp xuất nhập khẩu thƣờng xuyên, thống kê các hàng hóa có nguy cơ rủi ro và gian lận thƣơng mại cao, các mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, minh bạch trong tài chính và kinh doanh… là cơ sở cho các đơn vị hải quan địa phƣơng tiến hành phân tích, xử lý rủi ro và thêm các tiêu chí rủi ro

Thứ sáu: Công tác đào tạo cán bộ, kết hợp luân chuyển cán bộ quản lý rủi ro hợp lý

Cán bộ quản lý rủi rotại chi cục đƣợc cơ cấu khá phù hợp, có trình độ cao và bƣớc đầu đáp ứng yêu cầu công việc. Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên nghiệp, có trình độ cao, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh vừa đẩy mạnh đào tạo nghề cho cán bộ hải quan vừa áp dụng chế độ làm việc ổn định ít nhất ba năm ở vị trí quản lý rủi ro.

Các loại mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh gồm: than, chè, quần áo gia công, gỗ, quặng… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: xơ bông, vải, nguyên phụ liệu để gia công quần áo, than NSXXK, hạt nhựa, Một số chi tiết nhỏ của dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định,…

Với sự hƣớng dẫn, hỗ trợ của cán bộ công chức của các đơn vị nên trong quá trình khai báo và làm thủ tục Hải quan, các doanh nghiệp luôn thực hiện đúng chính sách mặt hàng cũng nhƣ các chính sách quản lý theo quy định hiện hành.

Một trong những điểm mạnh của Chi cục trong suốt quá trình phát triển là luôn coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác.Ngay từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành, Lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo công chức trong Chi cục thực hiện việc phân loại doanh nghiệp để có biện pháp quản lý thích hợp. Đối với những doanh nghiệp có số thuế thu nộp cao, chấp hành tốt chính sách pháp luật, đƣợc Chi cục ƣu tiên khi làm thủ tục hải quan. Hàng năm, Chi cục đều xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thu hút các doanh nghiệp có số thuế thu nộp cao, chấp hành tốt chính sách pháp luật. Việc phân loại doanh nghiệp của Chi cục phù hợp với xu hƣớng quản lý hải quan hiện đại. Ban lãnh đạo Chi cục đã mạnh dạn đề xuất và áp dụng những phƣơng pháp

quản lý mới, vừa không sai chế độ, chính sách, quản lý đƣợc hàng hoá XNK vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan hồng lĩnh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)