CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
4.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, văn hoá đến chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nƣớc đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo thuận lợi cho thƣơng mại. Vì quá trình cải cách tạo thuận lợi cho thƣơng mại và giao lƣu quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích cho các nƣớc phát triển và đang phát triển, do đó cải cách hải quan tại các quốc gia trên thế giới trong thời đại ngày nay là xu thế tất yếu. Do các hoạt động thƣơng mại quốc tế đang gia tăng, nên tầm quan trọng của hoạt động hải quan cũng đồng thời tăng, vì thế vấn đề cấp bách đặt ra cho cơ quan hải quan là phải thực hiện các mặt nghiệp vụ một cách đồng bộ, mang tính chuyên nghiệp cao, công bằng và minh bạch.
Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách nhanh chóng và là xu thế của thế giới trong nhiều thập niên gần đây và còn diễn ra một cách mạnh mẽ trong tƣơng lai. Những đƣờng biên giới kinh tế giữa các nƣớc trong khu vực, giữa các châu lục với nhau ngày càng dần mất đi. Hệ quả của tiến trình đó là hàng hoá thƣơng mại giữa các nƣớc đƣợc trao đổi ngày càng gia tăng. Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Chỉ có thông quan hàng hóa nhanh, với chi phí thấp nhất, cơ quan hải quan mới thực sự góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đó chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của hải quan.
Khi xây dựng Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã nhận định các tác động của xu thế hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2016 – 2020 càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong đó một số xu hƣớng mới đã đƣợc hình thành rõ nét hơn. Trong giai đoạn từ 2016-2020, đa số các hiệp định
tạo thuận lợi thƣơng mại Việt Nam đã ký kết bƣớc vào giai đoạn tự do hóa sâu rộng, dỡ bỏ trên 90% hàng rào thuế quan, đặc biệt là các Hiệp định FTA nội khối ASEAN, Hiệp định FTA thế hệ mới (TPP) dỡ bỏ gần 100% hàng rào thuế quan.
Phân tích cụ thể về vấn đề này, tại một hội nghị giới thiệu về các Hiệp định thƣơng mại tự do, đại diện Bộ Công Thƣơng cho biết, cam kết của các đối tác trong TPP là cam kết khoảng từ 78 - 95% số dòng thuế đƣợc xóa bỏ thuế NK ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 đến 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và đến cuối lộ trình giảm thuế sẽ xóa bỏ gần nhƣ 100% số dòng thuế trong biểu thuế.
Trong đó, cam kết về thuế NK của Việt Nam trong TPP là Việt Nam xóa bỏ xấp xỉ 100% mặt hàng có lộ trình. Cụ thể xóa bỏ ngay 65,8% mặt hàng, xóa bỏ sau 3 năm 86,5% mặt hàng, xóa bỏ sau 10 năm 97,8% mặt hàng và các mặt hàng còn lại có lộ trình tối đa 15 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan. Chẳng hạn mặt hàng ô tô, xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lƣợng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lƣợng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN. Sắt thép, xăng dầu: Chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11. Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất; Giấy, đồ gỗ; Máy móc, thiết bị: Phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4. Dệt may, giày dép: Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Trong bối cảnh các cam kết trong Hiệp định TPP (đang có những thay đổi sau khi Mỹ rút khỏi hiệp đinh) và các FTA mới đƣợc nhận diện là tác động trực tiếp, chặt chẽ đến quản lý hải quan đang đòi hỏi về mức độ thực thi cao hơn của cơ quan Hải quan. Chẳng hạn nhƣ: Kiểm tra xuất xứ đối với hình thức tự chứng nhận xuất xứ; thực thi kiểm soát biên giới trong lĩnh vực SHTT một cách đầy đủ (quyền mặc nhiên đối với hàng XK, hàng quá cảnh, hàng thƣơng mại có giá trị nhỏ..), phối hợp trong công tác điều tra xác minh các vi phạm về hải quan (đặc biệt là trong lĩnh vực
dệt may và các vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa); trao đổi thông tin phục vụ điều tra chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại.
Hiện nay, Chính phủ cũng vào cuộc quyết liệt hơn với nhiều quyết sách đƣợc đƣa ra nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho thƣơng mại, thu hút đầu tƣ, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong xu thế đó, Hải quan Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử, áp dụng đồng bộ, toàn diện phƣơng pháp quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan tại cả ba khâu trƣớc, trong và sau thông quan, tăng cƣờng tuân thủ tự nguyện của DN... để tạo thuận lợi thƣơng mại, nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc của cơ quan Hải quan.