CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập
4.2.2. Cải cách bộ máy phùhợp với yêu cầu quản lý rủi ro
Để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam nói chung, bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh nói chung, bộ phận thực hiện quản
lý rủi ro nói riêng phải đƣợc đổi mới theo hƣớng xây dựng thành lực lƣợng chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phƣơng. Muốn vậy, cần tích cực triển khai các giải pháp:
Rà soát và củng cố lại bộ máy tổ chức
- Cụ thể hoá Luật Hải quan vào các quy trình hoạt động nghiệp vụ, rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động Hải quan để xác định rõ khu vực quản lý, xác định đúng thẩm quyền trách nhiệm của các tổ chức Hải quan và trách nhiệm các cán bộ công chức Hải quan để thực hiện theo Luật định. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến bộ máy quản lý Hải quan.
-Tiếp tục rà soát, nghiên cứu kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa chức năng, quyền hạn và trách nhiệm ở các cấp và từng cấp trong Chi cục, trong đó cấp lãnh đạo đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham mƣu, chỉ đạo điều hành, cấp Đội trƣởng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thực hiện, cấp cán bộ công chức làm công tác nghiệp vụ cụ thể nhằm đảm bảo yêu cầu thực thi nhiệm vụ thông suốt, nhanh, đúng pháp luật, hạn chế sơ hở.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục Hải quan nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi hơn cho hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tƣ, du lịch, phát triển giao lƣu văn hoá với bên ngoài. Đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục Hải quan theo hƣớng đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục Hải quan theo các chuẩn mực quốc tế nhằm thực hiện thông quan hàng hoá nhanh chóng. Đảm bảo 85 -90 % hàng hoá xuất, nhập khẩu đƣợc giải phóng trong ngày. Trƣớc hết cần thu gọn số biểu mẫu, chỉ duy trì các biểu mẫu thật sự cần thiết trên cơ sở tận dụng tối đa thông tin có trong hồ sơ quản lý rủi ro và hồ sơ quản lý doanh nghiệp. Công khai các quy định, quy trình, biểu mẫu cho các doanh nghiệp nhập khẩu biết trƣớc khi thực hiện khai Hải quan. Sử dụng thông tin quản lý rủi ro đã đƣợc tích hợp một cách có hệ thống vàphổ biến trong toàn bộ quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu. Nhanh chóng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu trên cơ sở áp
dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin.Thực hiện hiện đại hoá hoạt động Hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu thủ tục Hải quan tại Chi cục.
Thành lập mới một số bộ phận phục vụ quản lý rủi ro:
- Hiện nay tại ở Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh chƣa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách. Để đẩy nhanh áp dụng hệ thống quản lý rủi ro Chi cục nên thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro, bộ phận chuyên trách này sẽ là tập trung thu thập, xử lý thông tin và thực hiện các nghiệp vụ.
- Xây dựng bộ phận tiếp nhận, phân tích và xử lý dữ liệu thống kê đặt tại trụ sở Chi cục Hải quan để hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai các nội dung cải tiến quy trình thủ tục Hải quan.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan khác ở địa phương:
Những năm gần đây, sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu đã thu đƣợc nhiều kết quả, song sự phối hợp trong công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan phục vụ công tác quản lý rủi ro vẫn tồn tại nhiều bất cập, còn mang nặng tính hình thức, cục bộ, mang tính quyền lợi của ngành, địa phƣơng nên đã tạo ra những kẽ hở để các doanh nghiệp có hành vi gian lận lợi dụng. Vì vậy nên chi cục cần tăng cƣờng hơn nữa trong việc chủ động phối hợp với các ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng ngăn chặn buôn lậu và vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới; Phát hiện và xử lý kị thời các trƣờng hợp gian lận thƣơng mại nhằm thực hiện đúng chính sách kinh tế, chính sách XNK, chính sách thuế, chính sách an ninh của Nhà nƣớc.