Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 26 - 29)

1.3. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến dulịch

1.3.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt

1.3.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch động xúc tiến du lịch

Chính quyền cấp tỉnh là một cấp chính quyền có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương. Trong xu thế cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, vị trí của chính quyền địa phương ngày càng được nâng lên. Chính quyền cấp tỉnh ngày càng tỏ rõ là cấp giữ vị trí chiến lược, thể hiện tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa trên nhiều phương diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, hợp tác quốc tế. Xu hướng phân cấp mạnh cho địa phương càng được thể hiện rõ ở nhiều nước. Thậm chí, ở một số nước, chính quyền địa phương được coi như một cấp tự quản, tự quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, tất nhiên là trong khuôn khổ những quy định “mở” của pháp luật trung ương.

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh được hiểu là những trọng trách mà chính quyền cấp tỉnh nắm giữ, nó mang tính khái quát và bao trùm, thể hiện tầm quan trọng của chính quyền cấp tỉnh trong mối tương quan so sánh với các cấp chính quyền khác trong bộ máy nhà nước. Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng nhất trong hệ thống chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của trung ương về phát triển kinh tế địa phương. So với chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã, chính quyền cấp tỉnh có những ưu thế nhất định về mở rộng không gian với nguồn nhân lực dồi dào và sự đa dạng hóa các ngành, nghề… Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính quyền Việt Nam, vị trí vai trò của chính quyền cấp tỉnh cũng có những thay đổi khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương được xem là một đơn vị hành chính lãnh thổ có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương. Nét đặc trưng cơ bản của vai trò chính quyền cấp tỉnh là tính toàn diện, trực tiếp và là trung tâm điều phối trên mọi lĩnh vực tại địa phương

nói chung và ngành du lịch nói riêng. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng trong hệ thống chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, làm cơ sở cho hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương. Vai trò đó thể hiện trên một số khía cạnh: 1- Chính quyền cấp tỉnh xây dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các chủ thể kinh tế trên cơ sở chính sách, pháp luật của Trung Ương và điều kiện cụ thể của địa phương; 2- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 3- Cải cách thủ tục hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của địa phương; 4- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội; 5- Tham gia hợp tác kinh tế (liên kết vùng, hợp tác thương mại quốc tế.. .).

Thứ hai, Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế yếu kém của nền kinh tế tại địa phương. Chính quyền địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã trở thành quan trọng, thể hiện ở phạm vi quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao. Với vai trò đó, giữa các tỉnh đã có sự ganh đua nhau để thu hút vốn đầu tư nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Chính sự ganh đua ấy được thể hiện thông qua nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh đưa ra các giải pháp điều hành kinh tế và tạo môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Chính quyền tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch ở địa phương nói chung và hoạt động xúc tiến nói riêng. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến du lịch được đẩy mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh giữ trọng trách đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch ở

địa phương, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xúc tiến du lịch. Sự phát triển du lịch của các tỉnh là bằng chứng xác thực nhất cho năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, thể hiện rõ nhất qua hoạt động xúc tiến du lịch – công cụ quan trọng để phát triển du lịch.

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho ngành du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng phát triển nhanh và bền vững. Có rất nhiều việc doanh nghiệp kinh doanh du lịch không làm được, cần phải có chính quyền hỗ trợ. Theo đó, chính quyền cấp tỉnh sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào hoạt động xúc tiến du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hoà, phù hợp với giá trị truyền thống và văn hoá của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mặt khác, với tính chất là một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể không có sự điều tiết. Vai trò chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, nếu không có sự quản lý của chính quyền cấp tỉnh thì hoạt động xúc tiến du lịch sẽ vận động theo hai hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh thể hiện ở chỗ, chính quyền cấp tỉnh trên cơ sở nắm bắt những quy luật vận động khách quan của nền kinh tế, định hướng cho hoạt động du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng phát triển theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chính quyền cấp tỉnh tạo cơ sở pháp lý, có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động du lịch và hoạt động xúc tiến du lịch.

Thứ hai, trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức và cá nhân không thể tự giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình như các vấn đề về môi trường, an ninh, an toàn cho khách du lịch cũng như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch. Do đó, cần phải có sự quản

lý, hướng dẫn của Chính quyền cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Thứ ba, du lịch là ngành có định hướng tài nguyên. Vì thế, trong quá trình hoạt động, tổ chức và doanh nghiệp du lịch thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến bảo vệ tài nguyên du lịch. Do vậy, Chính quyền cấp tỉnh phải tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên bằng việc ban hành các quy định về duy trì và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Thứ tư, du lịch là một ngành kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Để du lịch phát triển tốt, Chính quyền cấp tỉnh cần ban hành những quy định pháp luật nhằm điều hoà lợi ích cũng như đảm bảo sự hỗ trợ phát triển giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Theo qui định của Chính phủ, cơ quan quản lý du lịch tại địa phương là ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tùy theo điều kiện phát triển du lịch tại mỗi địa phương, cơ quan giúp việc cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về du lịch có thể được tổ chức thành Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại,... Sau đây sẽ gọi tắt là các Sở Du lịch.

Sở Du lịch là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên phạm vi tỉnh, thành phố; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)