Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 44 - 47)

1.4. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền các tỉnh, thành trong hoạt

1.4.3. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền thành phố Đà Nẵng

Chính quyền thành phố Đà Nẵng những năm qua đã không ngừng đầu tư, định hướng phát triển đúng đắn cho ngành du lịch, đặc biệt là hoạt động xúc tiến du lịch.

Du lịch Đà Nẵng đã chuyển mình theo chiều hướng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó chính quyền thành phố đã tập trung xây dựng hình ảnh “Đà Nẵng thân thiện - hấp dẫn - văn minh - an toàn” là mục tiêu mà toàn ngành du lịch

và người dân Đà Nẵng đang hướng tới. Việc tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến với du khách trong và ngoài nước là điều đáng quan tâm, cần chú trọng đầu tư xứng tầm trong thới gian tới. Du lịch Đà Nẵng muốn thu hút khách quốc tế đến với Đà Nẵng nhiều hơn thì trên những bước đường phát triển này ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền, thì sự chung tay phối hợp, hỗ trợ tích cực từ phía các đơn vị kinh doanh, các cơ quan thông tấn báo chí và mỗi người dân Đà Nẵng, để làm sao mỗi người Đà Nẵng, mỗi du khách đến Đà Nẵng sẽ là cầu nối trong việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của Đà Nẵng đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Đà Nẵng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là địa phương có sự bứt phá về phát triển du lịch trong cả nước. Điểm đến Đà Nẵng được nhiều trang mạng, tạp chí uy tín và nổi tiếng thế giới, du khách và các tổ chức du lịch quốc tế đánh giá cao.

Một trong những điểm sáng của du lịch Đà Nẵng là chính quyền thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, đồng bộ, có đủ 4 hệ thống giao thông cơ bản, gồm đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hệ thống cơ sở vật chất, các công trình được xây dựng bước đầu đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa – thể thao và du lịch lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Chính quyền Đà Nẵng cũng đã có nhiều chính sách thuận lợi thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch dịch vụ có quy mô lớn với 83 dự án du lịch dịch vụ đã và đang được triển khai đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 7.300 triệu USD của các thương hiệu lớn mang tầm quốc tế tại Đà Nẵng như: Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, Vinpearl, Mercure Grand, Grand Tourane, Risemount Resort…. Đà Nẵng đã vinh dự được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards vinh danh “Điểm đến lễ hội hàng đầu châu Á”, Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn “Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á”. Để đạt được những thành quả trên có một phần đóng góp quan trọng của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc đưa ra những chiến lược, kế hoạch, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho phát triển du lịch thành phố nói chung và đẩy mạnh xúc tiến du lịch.

Nghị quyết lần thứ XX của Đảng bộ Đà Nẵng đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”. Bởi vậy, trong chiến lược mới giai đoạn 2011 - 2015, Du lịch Đà Nẵng liên kết chặt chẽ với du lịch các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả nước phát triển theo 3 hướng chính: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và sinh thái; phát triển du lịch văn hóa lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo. Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, tuyên truyền xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

Chính quyền thành phố cũng quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng, bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp.

Trong những năm qua, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được Đà Nẵng đặc biệt chú trọng và cải tiến theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Du lịch Đà Nẵng đã tăng cường các hoạt động quảng bá thông qua nhiều hình thức phong phú, sinh động và đa dạng với định hướng xây dựng một hình ảnh “Đà Nẵng thân thiện - hấp dẫn - văn minh – an toàn” trong mắt du khách.

Công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch – một sản phẩm mang giá trị tinh thần thật không đơn giản và dễ dàng như một sản phẩm vật chất cụ thể chút nào, nó đòi hỏi phải có nghệ thuật, kỹ năng và tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá, mặc dù điều kiện về nguồn lực, kinh phí còn hạn chế, nhưng trong những năm qua, ngành du lịch Đà Nẵng vẫn đạt được những kết quả đáng phấn khởi, trong đó phải kể đến nỗ lực hoàn thiện việc nâng cấp và đưa vào hoạt động 5 máy tra cứu và 03 quầy giới thiệu thông tin du lịch với nội dung phong phú, đa dạng, bảo đảm cung cấp và cập nhật thường xuyên các thông tin về du lịch Đà Nẵng cho du khách. Song song với vấn đề này, ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm cơ hội khai thác hiệu quả khách du lịch ở các hội chợ lớn

trong nước như: Hội chợ Quốc tế du lịch TRAVEX 2009, Triển lãm – Hội chợ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hà Nội, Hội chợ Triển lãm quốc tế du lịch ITE HCMC 2009 tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức chương trình Roadshow giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại 2 đầu đất nước.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)