1.3. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến dulịch
1.3.4. Tiêu chí cơ bản để đánh giá vai trò của Chính quyền cấp tỉnh trong hoạt
sự thiếu hụt về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác; đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp, dễ dàng thích ứng được với hoàn cảnh.
Nhận thức của lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh về hoạt động xúc tiến du lịch
Nhận thức của lãnh đạo nói chung và lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng là một yếu tố then chốt trong phát triển du lịch đất nước cũng như du lịch địa phương một cách toàn diện. Để vai trò của chính quyền tỉnh trong việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch được phát huy một cách tối đa, nếu chỉ có các điều kiện khách quan, môi trường pháp lý, chất lượng cán bộ thì chưa đủ, nhận thức của lãnh đạo chính quyền tỉnh về xúc tiến du lịch cũng rất quan trọng, bởi lẽ có nhận thức tốt thì Chính quyền cấp tỉnh mới có thể thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong hoạt động xúc tiến du lịch. Các lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh chính là người hoạch định đường lối, chiến lược, định hướng chính sách phát triển xúc tiến du lịch; Họ còn là những người quyết định tổ chức bộ máy hỗ trợ xúc tiến du lịch và lựa chọn cán bộ để thực hiện có hiệu quả những hoạt động hỗ trợ xúc tiến du lịch và tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xúc tiến du lịch.
1.3.4. Tiêu chí cơ bản để đánh giá vai trò của Chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch động xúc tiến du lịch
Việc đánh giá vai trò của Chính quyền tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch là rất cần thiết bởi nó giúp chính quyền biết được công tác đó thực hiện có hiệu quả hay không và việc thực hiện đã đáp ứng được định hướng chung của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động xúc tiến du lịch hay chưa. Đánh giá phải khách quan,
toàn diện vai trò của Chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch ở tất cả các nội dung bao gồm:
Thứ nhất: Tiêu chí lập kế hoạch
Lập kế hoạch vai trò của Chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch trước hết phải tuân thủ theo những quy định của Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn liên quan. Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch ở địa phương để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển. Tính khả thi trong công tác lập kế hoạch: Kế hoạch được xây dựng căn cứ vào tình hình quản lý nhà nước về du lịch và hoạt động xúc tiến du lịch ở địa phương.
Thứ hai: Tiêu chí tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch trong thực tiễn trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh, các cơ quan nhà nước phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hoá và thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển du lịch nói chung và xúc tiến du lịch nói riêng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đồng thời, cần nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương.
Thứ ba: Tiêu chí đánh giá
Số liệu báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo theo đúng các số liệu ghi trong báo cáo. Báo cáo đảm bảo đúng quy định về thời gian (theo tháng, quý, năm). Báo cáo phải nêu ra được tính hiệu lực, hiệu quả của vai trò của chính quyền tỉnh trong hoạt động xúc tiến.
Thứ tƣ: Tiêu chí đánh giá kiểm tra giám sát
- Tiêu chí 1: Chấp hành kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng tháng, quý, năm.
- Tiêu chí 2: Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra: có nghĩa là ngay sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra; các đơn vị liên quan cần phối hợp với cơ quan thanh tra đưa ra các giải pháp nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo kết luận của thanh tra, kiểm tra.
- Tiêu chí 3: Tính động viên, khuyến khích: có nghĩa là công tác kiểm tra