CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến dulịch
Chính quyền tỉnh Ninh Bình cần xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch với các giải pháp cụ thể như sau:
- Bố trí xây dựng cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch hợp lý, minh bạch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên cơ sở chính sách, pháp luật của Trung Ương và điều kiện cụ thể của tỉnh. Trong chỉ đạo điều hành, phải kiên quyết khắc phục tình trạng xây dựng kế hoạch dàn trải, không đúng trọng tâm; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp xúc tiến du lịch. Chính quyền tỉnh tạo cơ sở pháp lý môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xúc tiến du lịch, chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy xúc tiến du lịch.
xúc tiến du lịch hàng năm để điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và bối cảnh trong nước và quốc tế. Từ đó, chính quyền định hướng cho hoạt động xúc tiến du lịch vận động theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Chú trọng xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; cơ chế hợp tác nhà nước - tư nhân và xã hội hoá trong hoạt động xúc tiến du lịch; chính sách huy động cộng đồng người dân tham gia quảng bá cho du lịch Ninh Bình.
- Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích, quản lý và giám sát chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu, địa danh.
- Thực tế cho thấy, thực hiện xúc tiến - quảng bá cần nguồn kinh phí khá lớn, các đơn vị kinh doanh hoặc tổ chức hoạt động du lịch không thể có đủ ngân sách đầu tư thường xuyên. Vì vậy, phải xây dựng quỹ xúc tiến du lịch cho tỉnh, để chủ động duy trì và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá. Ngân quỹ có thể từ các nguồn: Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh, từ các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và từ các tổ chức phi chính phủ.
- Có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...).
- Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt đ ộng xúc tiến du lịch; đầu tư mạnh mẽ từ ngân sách nhà nước cho xúc tiến du lịch tương xứng với lượng khách du lịch quốc tế và nội địa hoặc theo đóng góp tổng thu từ du lịch vào nền kinh tế của tỉnh.
- Huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện các hoạt đ ộng xúc tiến du lịch theo cách liên kết, phát huy mối hợp tác và liên kết theo ngành dọc và ngành ngang, cụ thể giữa Nhà nước và tư nhân, quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và các thành phần kinh tế, xã hội; phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp.
- Xây dựng năng lực tập trung cho cơ quan xúc tiến du lịch của tỉnh; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch với chức năng tổ chức thực hiện hoạt động marketing du lịch; tăng cường năng lực cho trung tâm xúc tiến du lịch Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu xúc tiến du lịch đưa Ninh Bình trở thành điểm đến hàng đầu trong nước.
- Phát huy và đổi mới về thực chất vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, hiệp hội nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành, góp phần quảng bá đồng bộ thương hiệu du lịch Ninh Bình.
- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến, cung cấp thông tin mới nhất về hoạt động du lịch của tỉnh, sản phẩm du lịch mới; đồng thời đóng góp ý kiến để xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Ninh Bình; phối hợp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá.
4.2.2. Nâng cao nhận thức, năng lực của chính quyền tỉnh và cán bộ hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch