Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Ninh Bình trong phát triển dulịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 51 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình hoạt động xúc tiến dulịc hở tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Ninh Bình trong phát triển dulịch

Tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ, phía Bắc giáp Hà Nam, phía Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (6 huyện, 2 thành phố) với diện tích 1.400 km2, dân số 915.000 người bao gồm các dân tộc chính là Kinh, Mường, Hoa.

Ninh Bình cách Thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam, nằm trên trục giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc. Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao, và những điều kiện văn hóa, chính trị - xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng.

3.1.1.1. Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình

Tài nguyên du lịch Ninh Bình rất đa dạng phong phú, hấp dẫn cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, cụ thể:

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, địa hình karst được biến đổi theo thời gian tạo cho Ninh Bình có vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, biển, đồng bằng.

Toàn tỉnh có hơn 400 hang động, gần 100 hang động nước, nhiều hang động kỳ thú, nằm ở khu vực Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long… Khoảng 300 hang động khô tập trung ở Quần thể danh thắng Tràng An, động Vân Trình, động Tiên, động Thiên Hà, động Mã Tiên... nhiều hang động của NB nổi tiếng từ xa xưa Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động", Địch Lộng là "Nam thiên đệ tam động"…

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình còn phải kể đến hệ sinh thái rừng với diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trên 29 nghìn ha. Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, diện tích trên 22 nghìn ha, là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long – nơi khoanh vùng bảo vệ loài linh trưởng quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới – Vọoc mông trắng, đây cũng là nơi sở hữu 2 kỷ lục được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận năm 2010 đó là Nơi có số lượng Vọoc mông trắng nhiều nhất và nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất; khu vực ven biển Kim Sơn là bộ phận quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng châu thổ sông Hồng, đặc biệt nơi đây có Cồn Nổi cát mịn, nước trong… có thể hình thành bãi tắm lý tưởng.

(Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Ninh Bình được trình bày chi tiết tại Phụ lục 01)

Tài nguyên du lịch nhân văn

Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa, đây là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê - Lý với nhiều dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông với hành cung Vũ Lâm... Tài nguyên du lịch nhân văn có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:

*Di tích lịch sử văn hóa

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có gần 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 263 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 77 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc đặc biệt cố đô Hoa Lư và danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc- Bích Động, và Quần thể Danh thắng Tràng An với những giá trị nổi bật đặc sắc toàn cầu đã được

UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang trở thành những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng được khách du lịch trong nước và quốc tế yêu thích, như: Cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm… hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan, chiêm bái.

Đặc biệt phải kể đến khu tâm linh Bái Đính, thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất VN hiện nay, Là nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc tế về tâm linh tại Việt Nam. Điển hình như: Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Đại lễ Phật Đản, Đại lễ Vesak… Bái Đính trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển du lịch tâm linh, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương.

* Lễ hội

Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa, hiện nay toàn tỉnh có hơn 260 lễ hội, diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, tiêu biểu như: Lễ hội Trường Yên, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội Tràng An, Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội chùa Địch Lộng, Lễ hội Báo bản Nộn Khê, Lễ hội đền Dâu ... Trong đó, Lễ hội Trường Yên đã được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

* Làng nghề

Tỉnh có 75 làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Thêu ren Văn Lâm, Chạm khắc đá Ninh Vân, Cói mỹ nghệ Kim Sơn, Gốm Gia Thuỷ, Gốm Bồ Bát, Đồ gỗ Phúc Lộc, Rượu Lai Thành - Kim Sơn…

* Ẩm thực

Địa hình đa dạng, phong tục, tập quán văn hoá truyền thống lâu đời đã tạo nên nét độc đáo, hẫp dẫn đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Ninh Bình với nhiều món ăn, thức uống nổi tiếng như:

- Ẩm thực đặc sản Việt Nam được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận như: Thịt dê, cơm cháy, rượu Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn…

- Năm 2012, tại Ấn Độ, Tổ chức Kỷ Lục châu Á đã chính thức công nhận Cơm cháy Ninh Bình (một trong 12 món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam) đạt tiêu chí “Giá trị ẩm thực châu Á”.

Ngoài ra Ninh Bình còn có Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ngày 23/6/2014. Đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

(Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình được thể hiện chi tiết trong Phụ lục 02)

3.1.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Hệ thống giao thông

Ninh Bình có 3 hệ thống đường giao thông, gồm: Đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Hệ thống giao thông đường bộ gồm có: Quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng chiều dài trên 110 km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến: 477,477B, 477C, 478, 478B, 479, 479C, 480, 480B, 480C, 480D, 480E, 481, 481D, 481E, 481B và các đường chính của Thành phố Ninh Bình và Thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 293,6 km; huyện lộ dài 79 km và đường giao thông nông thôn 1.338 km. Cùng với, đường cao tốc Bắc - Nam đang xây dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch.

Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km. Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp. Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh và ga Đồng Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng. Hệ thống đường sắt cao tốc đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát triển của tỉnh.

Hệ thống điện, nƣớc

Hệ thống lưới điện trong tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạn đường dây trung cao áp là 770km. Hiện nay, tỉnh có 1 nhà máy nhiệt điện và 4 trạm điện phân phối. Nguồn điện hiện nay bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơ bản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống cấp nước: Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn huyện lỵ). Chất lượng, nguồn nước đảm bảo vệ sinh, đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Nhìn chung các tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị.

Hệ thống bƣu chính viễn thông:

Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế.

Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng:

Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá - dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

Tóm lại, điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Ninh Bình trong phát triển du lịch đã được tập trung phân tích qua tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, được coi là các yếu tố chính tác động đến vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển du lịch, đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến du lịch. Có được những phân tích tổng quan trên, chính quyền tỉnh đã nhìn nhận ra được những thuận lợi và khó khăn để đưa ra những chủ trương, sách lược

cần thiết để phát triển du lịch đi lên một bước nhảy vọt trong những năm gần đây. Tiếp sau đây việc phân tích thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 – 2016 sẽ làm rõ những nhìn nhận, vai trò then chốt của chính quyền trong hoạt động du lịch, nhất là hoạt động xúc tiến du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)