CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Hiện trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến
3.2.2. Công tác tổ chức bộ máy hỗ trợ hoạt động xúc tiến dulịch
Trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, ổn định bộ máy tổ chức, thu hút kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vào các khu, điểm du lịch, nên công tác xúc
tiến quảng bá du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy kết quả hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn rất khiêm tốn.
Ngày 25/01/1995, Sở Du lịch Ninh Bình được thành lập tại quyết định số 87/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (UBND), với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch; tổ chức các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường và thu hút khách. Thực tiễn phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải có một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, làm đầu mối xúc tiến, triển khai các mối quan hệ, các dịch vụ một cách tập trung và có hiệu quả, đúng chức năng, có tư cách pháp nhân và đủ khả năng nhạy bén nắm bắt nhu cầu phát triển của thị trường khách du lịch, ngành Du lịch đã đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập một đơn vị thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch mang tính chuyên nghiệp, trực thuộc Sở Du lịch.
Theo quyết định số 2682/QĐ-UB ngày 04/12/2001, Trung tâm xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2002. Trung tâm xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình (nay là Trung tâm xúc tiến du lịch) là đơn vị sự nghiệp có thu, có tài khoản, con dấu riêng, trực thuộc Sở Du lịch, với chức năng nhiệm vụ chính là: tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; tổ chức các dịch vụ thông tin tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và xúc tiến du lịch của ngành, thông tin về thị trường du lịch trong và ngoài nước cho các đơn vị kinh doanh du lịch; tổ chức đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động làm du lịch; tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học về du lịch.
Trong những năm qua, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, động viên của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Du lịch Ninh Bình. Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch luôn chủ động sáng tạo trong việc xây dựng các hình thức tuyên truyền quảng
bá mới; nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyên truyền tiếp thị; cập nhật cung cấp thông tin hữu ích cho khách du lịch, các công ty lữ hành và các nhà đầu tư tìm hiểu về Ninh Bình, góp phần tích cực nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế, trở thành bộ máy hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh du lịch xúc tiến du lịch.
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch đã không ngừng đổi mới và đa dạng hóa các hình thức quảng bá du lịch từ chỗ mới chỉ xúc tiến quảng bá du lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đến nay đã mở rộng xúc tiến quảng bá tới các thị trường du lịch trọng điểm trong và ngoài nước, hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình đã được nhiều du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Dưới chủ trương của chính quyền tỉnh về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho nhiều đối tượng tham gia hoạt động du lịch (cán bộ, công chức, viên chức và lao động tại các đơn vị quản lý du lịch; cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch; nhân viên các cơ sở dịch vụ du lịch). Từ năm 2010 – 2014, Trung tâm đã tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tổng số 950 lượt học viên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành, thông qua các chương trình đào tạo, trình độ, năng lực của lao động ngành du lịch ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn trong xử lý công việc; cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch đang ngày càng chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động du lịch và dịch vụ, đồng thời tích cực xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh du lịch.