CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Hiện trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến
3.2.1. Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến dulịch
Ngay từ khi mới tái lập tỉnh, du lịch đã được tỉnh Ninh Bình xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính quyền tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm đổi mới hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng nhằm phát triển du lịch, xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh cùng phối hợp với các đơn vị liên quan ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về “phát triển du lịch trong tình hình mới” và “phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngày 13/7/2009, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15- NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định rõ một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực nhiều mặt của ngành du lịch từ phát triển sản phẩm du lịch đến xúc tiến quảng bá du lịch, từ nâng cao nhận thức về du lịch đến tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đã từng bước nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Thực hiện chương trình phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009. Kế hoạch đã nêu rõ nhiệm vụ, công việc cụ thể hàng năm của các cơ quan đơn vị trong tỉnh từ việc xây dựng các quy hoạch du lịch đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và sản phẩm du lịch, từ việc tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đến phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Ngoài ra trong những năm qua, chính quyền tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản, trong đó đều có phần nội dung về xây dựng kế hoạch, chương trình
xúc tiến du lịch để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển cũng như thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển du lịch, đặc biệt tập trung chú trọng đến hoạt động xúc tiến du lịch, có thể kể ra các văn bản tiêu biểu như:
Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về “Một số giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đây là chủ trương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành Du lịch, gồm 5 nhóm giải pháp toàn diện có tính đột phá, là cơ sở để Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Ninh Bình nói riêng huy động và kết nối các nguồn lực, vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục những yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong nghị quyết đã yêu cầu cần tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, đổi mới cách thức, nội dung, nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/11/2013 về phê duyệt chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 – 2020….
Các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh xúc tiến du lịch được ban hành mang tính đột phá, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, được hoạch định, thu hút nguồn lực đầu tư và triển khai, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển, hoạt động du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng.