1.3. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến dulịch
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt
hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3.2.5. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động xúc tiến du lịch
Chính quyền cấp tỉnh cần chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động xúc tiến du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch của địa phương. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,…; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch động xúc tiến du lịch
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch, có yếu tố ảnh hưởng ít, có yếu tố ảnh hưởng nhiều. Trong luận văn này tác giả chỉ đề cập đến một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch:
1.3.3.1.Điều kiện khách quan
Tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương trong phát triển du lịch
Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức hoạt động du lịch, đây là điều kiện cơ bản để thu hút khách du lịch đến với địa phương. Điều kiện này rất thuận lợi đối với phát triển du lịch ở Ninh Bình.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố, thành phần, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung có thể khai thác và sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Đó là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên. Do vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên cụ thể sẽ tạo nên nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên khác nhau mang tính đặc thù. Một số yếu tố cơ bản tạo thành nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, đó là: khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, động vật, thực vật…
Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên được hình thành do con người sáng tạo ra, có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn tích tụ và thể hiện những giá trị văn hoá tiêu biểu, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể.
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hoá vật thể, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các cổ vật và bảo vật quốc gia, các công trình nghệ thuật kiến trúc.
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: Bao gồm các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các hoạt động văn hoá, thể thao có tính sự kiện.
Ngành du lịch có tính định hướng quản lý và khai thác tài nguyên rõ rệt. Tính chất và mức độ giá trị của tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định quy mô, tính chất, sức hấp dẫn của hoạt động du lịch.
Nhân tố cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với du lịch. Xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển du lịch. Hạ tầng viễn thông, điện nước có vai trò quan trọng đối với khách du lịch, vì nó đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của du khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Do đó, có thể nói rằng trình độ phát triển
của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của mỗi đất nước.
Chính vì vậy, dựa vào các yếu tố tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương như tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật… mà chính quyền địa phương có căn cứ đưa ra những chủ trương, kế hoạch cụ thể, cần phải biết làm những gì để phát huy được những thế mạnh, khắc phục được hạn chế nhằm phát triển ngành du lịch của địa phương thông qua hoạt động xúc tiến du lịch một cách bài bản.
Điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội
Trình độ văn hóa tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hóa nhất định vì phải có trình độ văn hóa thì mới hiểu hết giá trị của chuyến thăm quan du lịch. Các nước mà người dân có trình độ văn hóa cao thì số người đi du lịch ra ngoài cũng tăng lên không ngừng. Do vậy, trình độ văn hóa là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chính quyền cấp tỉnh trong việc đề ra những sách lược, chương trình du lịch phù hợp với trình độ và nhu cầu của người dân.
Điều kiện về kinh tế cũng có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với vai trò của chính quyền cấp tỉnh, giữa kinh tế và chính quyền cấp tỉnh có mối quan hệ cùng thuận, tức là hoặc kìm hãm, hoặc thúc đẩy nhau phát triển. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, các nhu cầu ngày càng được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn, trong đó có du lịch. Điều kiện kinh tế càng cao thì càng là cơ sở để chính quyền tỉnh đưa ra các chủ trương, quyết sách về du lịch phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.
Bên cạnh điều kiện văn hóa, kinh tế thì yếu tố chính trị xã hội luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chính quyền cấp tỉnh trong những quyết định về phát triển du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng.
1.3.3.2. Điều kiện chủ quan
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có tác động lớn đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch. Môi trường pháp lý tạo ra phương tiện, công cụ
pháp lý đảm bảo cho sự vận hành của các hoạt động du lịch nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng. Để nâng cao tầm quan trọng của Chính quyền tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch, Chính quyền địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách…) tạo môi trường pháp lý tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường pháp lý đưa các hoạt động xúc tiến du lịch vào khuôn khổ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến du lịch phát triển. Sở hữu và lợi ích là các mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể tham gia thị trường du lịch. Pháp luật thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các vấn đề đó. Do đó, có thể nói môi trường pháp lý là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định kinh tế của các chủ thể tham gia thị trường du lịch. Luật pháp tác động đến các chủ thể thông qua các vấn đề sau: pháp luật xác định vị trí pháp lý của các chủ thể kinh tế trong ngành (tổ chức hoặc cá nhân). Thí dụ đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, điều đó được thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách đã được thể chế hoá. Luật Doanh nghiệp, Luât Hợp tác xã…đều thừa nhận sự phát triển lâu dài, sự bình đẳng và lợi ích của các thành phần trên trước pháp luật. Luật pháp tạo ra luật chơi công bằng cho các chủ thể kinh tế trên thị trường du lịch. Thông qua các chính sách đã được luật hoá, Nhà nước khuyến khích các chủ thể kinh tế trong ngành phát triển kinh doanh theo đúng hướng chiến lược, quy hoạch đã được xác định; hạn chế các mặt tiêu cực có hại cho sự phát triển (các hiện tượng xâm hại đến tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội…).
Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hỗ trợ hoạt động xúc tiến
Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ xúc tiến du lịch có ảnh hưởng không nhỏ tới vai trò của chính quyền tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch. Chất lượng cán bộ hỗ trợ xúc tiến du lịch được thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu sau:
Chất lượng của đội ngũ cán bộ được thể hiện qua trình độ và năng lực chuyên môn được đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học, học vị, ngạch, bậc công chức và hình thức đào tạo... Ngoài ra còn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như thâm niên công tác, vị trí công tác mà người đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo công việc, cách giao việc và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản lý... Cán bộ hỗ trợ xúc tiến du lịch phải có những hiểu biết rộng lớn về lĩnh vực du lịch, xu hướng phát triển của nền kinh tế và du lịch thế giới, biết phân tích và khái quát các vấn