Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù chiếm vai trò quan trọng ảnh hưởng đến công tác xúc tiến du lịch, chính quyền tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế trong nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch như sau:

- Công tác tổ chức chính sách xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, sự phối hợp giữa chính quyền tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thiếu chặt chẽ. Tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch chưa cao và chưa thật sự bền vững; sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu vẫn dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch tuy đã được cải thiện nhưng chưa mang được tính đặc thù vùng, miền; chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ còn thấp; các khu, điểm du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, mua sắm... điều đó làm giảm sức hút đối với du khách, là trở ngại lớn đối với hoạt động xúc tiến du lịch.

- Chính sách hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả chưa cao. Việc quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu, chưa phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thiếu tính chuyên nghiệp và thực hiện xã hội hóa chưa nhiều; hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chủ yếu vẫn thực hiện bằng nguồn Ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.

- Nhận thức của lãnh đạo chính quyền tỉnh đối với hoạt động xúc tiến du lịch còn hạn chế, chưa thật sự sâu sắc. Sự phối hợp của các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong hoạt động xúc tiến du lịch còn lỏng lẻo, chưa nhịp nhàng và đôi lúc còn chưa kịp thời.

- Chính sách liên kết xúc tiến du lịch Ninh Bình với các địa phương phụ cận, đặc biệt là Hà Nội và các thành phố lớn trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Chính sách về bồi dưỡng cán bộ: Nguồn cán bộ quản lý du lịch hỗ trợ công tác xúc tiến còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

3.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; tác động của mặt trái kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập đã và đang tác động đến việc hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch của chính quyền tỉnh.

- Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như bất ổn chính trị ở một số nước, thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách…

- Chủ trương của Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu công nên nguồn vốn hỗ trợ hoạt động xúc tiến cũng bị ảnh hưởng.

* Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xúc tiến du lịch chưa đồng bộ, các văn bản dưới luật chậm được ban hành (một số nội dung quy định trong Luật chưa được hướng dẫn triển khai, thực hiện nên tính khả thi chưa cao như: quản lý tài nguyên du lịch, khu, tuyến, điểm du lịch, đô thị du lịch, văn phòng đại diện ở nước ngoài, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, quyền của khách du lịch và đảm bảo an toàn cho khách du lịch). Nhiều quy định chưa cụ thể, rõ ràng như tiêu chí về nguồn cán bộ; kiểm soát, đánh giá chất lượng công tác xúc tiến du lịch; vai trò, trách nhiệm của chính quyền tỉnh; vai trò của các cơ quan địa phương, mối quan hệ giữa các ngành với nhau.

Nguồn lực đầu tư cho du lịch và hoạt động xúc tiến du lịch còn thấp; tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý có liên quan và các doanh nghiệp chưa đáp

ứng được yêu cầu. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch và chính sách xúc tiến du lịch chưa đồng bộ.

Thiếu tính phối hợp, gắn kết giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Do cơ chế phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa và du lịch giữa các ngành nên có lúc, có nơi chưa thống nhất về nội dung và hình thức trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong khu di sản giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với cơ quan quản lý.

Do tác động của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch chủ yếu mới chỉ đang dựa trên những gì sẵn có, ít được nghiên cứu đầu tư, chưa đa dạng, hấp dẫn để thu hút khách, hoạt động lữ hành chưa phát triển, chủ yếu là hoạt động “nối tour” và làm đại lý tour du lịch, chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, dịch vụ du lịch chủ yếu tập trung vào lưu trú, ăn uống.

Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong ngành còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn và thái độ phục vụ. Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ cho người lao động.

Kinh phí đầu tư cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế; hiệu quả xúc tiến quảng bá chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp; Nhân lực du lịch còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn phong cách phục vụ, do đó kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chất lượng dịch vụ chưa cao.

CHƢƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH 4.1. Quan điểm, mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến du lịch Ninh Bình

4.1.1. Quan điểm chung

Từ việc nhận định những tồn tại chưa được khắc phục trong công tác quản lý, xúc tiến phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, cho thấy chính quyền tỉnh cần xác định quan điểm chung về công tác phát triển du lịch của tỉnh như sau:

* Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp các ngành và của mỗi người dân.

* Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển. Trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài tập trung phát triển theo hướng:

+ Phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường + Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống + Phát triển du lịch thể thao gắn với hệ thống hang động

* Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực… nhằm thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch để tăng thu nhập từ du lịch.

* Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh quốc phòng và giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước.

* Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan, tăng cường liên kết phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của du lịch địa phương và của vùng. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, nâng

cao vai trò quản lý Nhà nước về du lịch, gắn phát triển du lịch với việc giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.

4.1.2. Quan điểm xúc tiến du lịch

Dựa trên cơ sở các quan điểm phát triển du lịch của tỉnh, hoạt động xúc tiến du lịch cũng cần được tổ chức dựa trên những quan điểm cơ bản về xúc tiến du lịch nhằm thực hiện tối ưu hóa các chính sách, chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

- Công tác xúc tiến du lịch phải triển khai theo hướng chuyên nghiệp , hiện đa ̣i, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng ca ̣nh tranh;

- Công tác xúc tiến du lịch phải hướng tới cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Ưu tiên tổ chức xúc tiến du lịch ở pha ̣m vi toàn tỉnh;

- Xúc tiến du lịch tại chỗ cần được xác định vừa là nhiệm vụ trước mắt , vừa lâu dài nhằm định vị Ninh Bình như là điểm đến an toàn , hấp dẫn trong cảm nhận của khách du lịch, từ đó ta ̣o tác động tích cực đối với thị trường khách du lịch

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan , đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài ngành Du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa , huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho hoa ̣t động xúc tiến du lịch;

- Kết hợp chặt chẽ các hoạt động xúc tiến du lịch với các hoa ̣t động giao lưu văn hoá, tôn ta ̣o giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.

4.1.3. Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát

Xây dựng định hướng và khung kế hoa ̣ch hành động cụ thể trong việc xúc tiến du lịch Ninh Bình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Ninh Bình, hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong Nghị quyết số 15/NQ-TƯ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Ninh Bình với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức ca ̣nh tranh gắn với thị trường cụ thể;

- Định vị Ninh Bình là điểm đến du lịch hấp dẫn độc đáo của quốc gia dựa trên các giá trị thương hiệu chính và sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch di sản; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái , lựa chọn có ưu tiên marketing ta ̣i một số th ị trường Châu Á và Châu Âu;

- Thông qua các hoạt động truyền thông , nâng cao nhận thức về sự đa da ̣ng của sản phẩm du lịch Ninh Bình và các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách , thu hút khách quay la ̣i với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần ta ̣i các thị trường mục tiêu;

- Tạo cơ hội hợp tác xúc tiến du lịch giữa nhiều thành phần , đặc biệt là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tăng cường quan hệ đối tác công tư trong việc nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến du lịch , hướng tới các phân đoa ̣n thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi;

4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch

Chính quyền tỉnh Ninh Bình cần xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch với các giải pháp cụ thể như sau:

- Bố trí xây dựng cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch hợp lý, minh bạch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên cơ sở chính sách, pháp luật của Trung Ương và điều kiện cụ thể của tỉnh. Trong chỉ đạo điều hành, phải kiên quyết khắc phục tình trạng xây dựng kế hoạch dàn trải, không đúng trọng tâm; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp xúc tiến du lịch. Chính quyền tỉnh tạo cơ sở pháp lý môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xúc tiến du lịch, chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy xúc tiến du lịch.

xúc tiến du lịch hàng năm để điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và bối cảnh trong nước và quốc tế. Từ đó, chính quyền định hướng cho hoạt động xúc tiến du lịch vận động theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Chú trọng xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; cơ chế hợp tác nhà nước - tư nhân và xã hội hoá trong hoạt động xúc tiến du lịch; chính sách huy động cộng đồng người dân tham gia quảng bá cho du lịch Ninh Bình.

- Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích, quản lý và giám sát chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu, địa danh.

- Thực tế cho thấy, thực hiện xúc tiến - quảng bá cần nguồn kinh phí khá lớn, các đơn vị kinh doanh hoặc tổ chức hoạt động du lịch không thể có đủ ngân sách đầu tư thường xuyên. Vì vậy, phải xây dựng quỹ xúc tiến du lịch cho tỉnh, để chủ động duy trì và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá. Ngân quỹ có thể từ các nguồn: Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh, từ các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và từ các tổ chức phi chính phủ.

- Có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...).

- Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt đ ộng xúc tiến du lịch; đầu tư mạnh mẽ từ ngân sách nhà nước cho xúc tiến du lịch tương xứng với lượng khách du lịch quốc tế và nội địa hoặc theo đóng góp tổng thu từ du lịch vào nền kinh tế của tỉnh.

- Huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện các hoạt đ ộng xúc tiến du lịch theo cách liên kết, phát huy mối hợp tác và liên kết theo ngành dọc và ngành ngang, cụ thể giữa Nhà nước và tư nhân, quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và các thành phần kinh tế, xã hội; phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp.

- Xây dựng năng lực tập trung cho cơ quan xúc tiến du lịch của tỉnh; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch với chức năng tổ chức thực hiện hoạt động marketing du lịch; tăng cường năng lực cho trung tâm xúc tiến du lịch Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu xúc tiến du lịch đưa Ninh Bình trở thành điểm đến hàng đầu trong nước.

- Phát huy và đổi mới về thực chất vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, hiệp hội nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành, góp phần quảng bá đồng bộ thương hiệu du lịch Ninh Bình.

- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến, cung cấp thông tin mới nhất về hoạt động du lịch của tỉnh, sản phẩm du lịch mới; đồng thời đóng góp ý kiến để xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Ninh Bình; phối hợp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá.

4.2.2. Nâng cao nhận thức, năng lực của chính quyền tỉnh và cán bộ hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch động xúc tiến du lịch

Nâng cao nhận thức về hoạt động xúc tiến du lịch từ chính quyền tỉnh đến người dân địa phương, từ các cấp lãnh đa ̣o đ ến cán bộ trong ngành du lịch và liên quan, từ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến cộng đồng xã hội cần được tiến hành sâu rộng. Quá trình nâng cao nhận thức du lịch cần đa ̣t tới sự chuyển biến căn bản về nhận thức về vai trò và vị trí của chính quyền tỉnh trong việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch, về trách nhiệm trong việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu du lịch địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm du lịch. Qua đó, để nâng cao nhân thức, năng lực của chính quyền tỉnh về xúc tiến du lịch và cán bộ hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)