CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 2 phần nhƣ sau:
- Phần 1 của bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập các thông tin để phân loại đối tƣợng đƣợc phỏng vấn
- Phần 2 của bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập sự đánh giá của cán bộ, khách hàng
Qua số liệu mô tả, cho ta thấy số lƣợng điều tra đối với Cán bộ ngân hàng và khách hàng khách là không đồng đều, Cán bộ ngân hàng (64/165) chiếm 38,78% tổng số phiếu điều tra, còn lại khách hàng chiếm 60,2%.
Đơn vị tính: người
Biểu đồ 2.1: Đối tƣợng mẫu nghiên cứu
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Thông tin về giới tính
Về giới tính, đối với khách hàng , ngƣời đƣợc khảo sát là nam có 73 ngƣời chiếm 72,3% và nữ có 28 ngƣời chiếm 27,7%, đối với cán bộ ngân hàng, ngƣời đƣợc khảo sát là nam có 47 ngƣời chiếm 73,4% và nữ có 17 ngƣời là 26,6% so trong mẫu
nghiên cứu; cả hai nhóm khảo sát đều cho thấy tỷ lệ nam chiếm tỷ trọng trong cơ cấu đều cao hơn nữ. Về tổng thể quan sát của hai nhóm khảo sát có 120 nam chiếm tỷ lệ 72,7% tổng mẫu và 45 nữ chiếm tỷ trọng 27,3%.
Đơn vị tính: người
Biểu đồ 2.2: Thông tin mẫu về giới tính đối tƣợng khảo sát
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Thông tin về độ tuổi
Khách hàng có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi và 50 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lƣợt chiếm 37,6 và 36,6 % so với mẫu điều tra, Cán bộ ngân hàng có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi chiếm 31,2% trong mẫu điều tra. Ở độ tuổi dƣới 30 tuổi và độ tuổi từ 30 – 40 tuổi, cán bộ ngân hàng chiếm tỉ lệ cao hơn khách hàng (20,3%>6,9% và 23,4%>10,9%). Điều này dể nhận thấy khách hàng thuộc diện điều tra đa số những ngƣời lớn tuổi, và là những ngƣời chủ chốt trong doanh nghiệp và một số ít có tuổi đời còn trẻ. Cán bộ ngân hàng có tuổi đời từ 30 đến trở lên chiếm đa số, họ là những ngƣời đáng tin cậy và có trình độ kinh nghiệm cao, số còn lại là một số nhỏ cán bộ trẻ mới vào ngành.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.3: Thông tin mẫu về độ tuổi đối tƣợng khảo sát
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Thông tin về trình độ học vấn
Đối tƣợng đƣợc khảo sát là cán bộ ngân hàng có trình độ ở bậc Cao đẳng – Trung cấp chiếm tỷ trọng rất thấp so với đối tƣợng khảo sát (4,7%); trình độ Cử nhân là lớn nhất (76,6%), ở trình độ cao hơn là Thạc sĩ chiếm 18,8%, ở trình độ là Tiến sĩ thì không có ngƣời nào. Nhóm khảo sát là khách hàng doanh nghiệp, đối tƣợng khảo sát có trình độ sau đại học có tỷ lệ tƣơng đối tốt, có 24,8% ở trình độ Thạc sĩ và 5% có trình độ là Tiến sĩ, ở trình độ Cử nhân chiếm tỷ lệ khá cao (61,4%), ở trình độ Cao đẳng – Trung cấp chiếm tỷ lệ thấp (8,9%) trong mẫu nghiên cứu. So với tổng số quan sát của hai nhóm khảo sát thì bậc sau đại học chiếm khoảng 25%, Cử nhân chiếm trên 65%, Trung cấp cao đẳng chiếm khoảng 8%. Tỷ lệ này cho thấy đa số các đối tƣợng đƣợc khảo sát đều có trình độ cao, giữa hai nhóm khảo sát cũng cho chúng ta thấy đối tƣợng khảo sát có sự chênh lệch nhau về trình độ nhƣng không đáng kể về bậc Cử nhân; vì vậy việc đánh giá của đối tƣợng về chất lƣợng quản lý tín dụng tại Vietcombank Thanh Hóa cơ bản đƣợc đảm bảo và có sự khách quan hơn.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.4: Thông tin mẫu về trình độ học vấn đối tƣợng khảo sát
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Thông tin về thời gian công tác
Xét dƣới góc độ số năm công tác trong từng nhóm khảo sát cho ta thấy mẫu nghiên cứu đối tƣợng cán bộ ngân hàng có thời gian công tác từ 11 năm - 20 năm và từ 21 đến 30 năm đều có 15 ngƣời chiếm tỷ lệ là 23,4%, đây là lực lƣợng có trình độ, kinh nghiệm trong công tác đối với các hoạt động trong ngân hàng; Đối với đối tƣợng khách hàng có thời gian công tác từ 11 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 37,6%, có các mốc thời gian công tác: Từ 1 đến 5 năm, từ 6 đến 10 năm, từ 21 đến 30 năm là tƣơng đƣơng nhau. Qua số liệu trên ta thấy mẫu điều tra có cơ cấu về thời gian công tác là phù hợp, vừa có những cán bộ có kinh nghiệm, vừa có những cán bộ trẻ tiếp cận những cái mới của vấn đề.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.5: Thông tin mẫu đối tƣợng điều tra theo thời gian công tác
Kết luận chƣơng 2
Phƣơng pháp nghiên cứu ở chƣơng 2 là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay. Thông qua các bƣớc tiến hành nghiên cứu, khảo sát ở Chƣơng 2, dữ liệu đƣợc phân tích một cách chính xác, khách quan và là cơ sở để đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.
Các dữ liệu đƣợc chọn lọc, phân loại theo các tiêu chí khác nhau và có sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ tổng hợp, phân tích. Tất cả các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng đều đƣợc thống kê, tổng hợp để ngƣời đọc có một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng quản lý tín dụng thông qua các chỉ tiêu cụ thể.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI