CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kết luận và kiến nghị
4.3.1. Kết luận
Quản lý tín dụng là một trong những công tác trọng yếu tại các Tổ chức tín dụng nói chung và Vietcombank Thanh Hóa nói riêng. Việc hoàn thiện công tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thực tiễn hoạt động tín dụng tại Vietcombank Thanh Hóa trong thời gian qua cho thấy, chi nhánh đang tích cực tiếp cận các khách hàng lớn và đồng thời tận dụng sự phát triển của các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại cho chi nhánh những khoản vay có dƣ nợ lớn và ổn định, bên cạnh đó là các khoản thu từ hoạt động dịch vụ bán chéo. Tuy nhiên, mặt khác cũng không thể tránh khỏi các rủi ro tiềm ẩn đi kèm mà hậu quả xấu nhất có thể xảy ra là làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh tăng cao, chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn và kết quả hoạt động kinh doanh vì thế cũng bị kéo xuống. Việc tập trung chủ yếu vào các khách hàng lớn dẫn đến rủi ro khi một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng gặp khó khăn, sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của Chi nhánh. Hơn nữa, sự gia tăng về số lƣợng khách hàng cùng với lực lƣợng cán bộ hiện tại của Vietcombank Thanh Hóa khó lòng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các khách hàng một cách tốt nhất, trong khi các khách hàng lớn luôn muốn có những yêu cầu, ƣu tiên đặc biệt, điều này sẽ làm ảnh hƣởng không hề nhỏ đến chất lƣợng dịch vụ, niềm tin và sự hài lòng của khách hàng giao dịch.
Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tín dụng, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tín dụng tại Vietcombank Thanh Hóa thông qua các thông tin, báo cáo tổng hợp và các số liệu thu thập đƣợc từ những đối tƣợng điều tra. Các số liệu sau khi đƣợc tổng hợp, phân tích đã chỉ ra đƣợc những mặt tích cực cần phát huy và những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Từ đó, trên cơ sở những định hƣớng của Ban lãnh đạo chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện địa bàn cũng nhƣ tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý tín dụng tại Vietcombank Thanh Hóa.
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:
Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng đƣợc đề xuất đối với riêng Vietcombank Thanh Hóa, các phòng/ban tại Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam cũng cần có những biện pháp, phƣơng án nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại, cải tiến quy trình tín dụng, nâng cấp những hệ thống không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay,… Tác giả xin phép đƣợc đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:
- Trụ sở chính Vietcombank nên có những biện pháp hỗ trợ nhằm giảm bớt thời gian phê duyệt của những món vay có hạn mức từ 20 tỷ đồng trở lên bằng các biện pháp nhƣ:
+ Tăng hạn mức phê duyệt của giám đốc chi nhánh cũng nhƣ hội đồng tín dụng cơ sở Vietcombank Thanh Hóa.
+ Tăng cƣờng nhân lực cho phòng Phê duyệt tín dụng - Trụ sở chính Vietcombank, đảm bảo kịp thời xử lý hồ sơ trình phê duyệt tín dụng.
+ Đƣa ra quy định chuẩn về thời gian xử lý hồ sơ của phòng Phê duyệt tín dụng kể từ khi nhận đƣợc tờ trình đến khi khoản vay đƣợc lãnh đạo phê duyệt, kèm theo đó là các chế tài xử lý công khai, minh bạch với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, gây ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý hồ sơ vay vốn tại chi nhánh.
- Thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ cũng nhƣ cán bộ quản lý tín dụng; đồng thời định kỳ tổ chức thi, đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong hệ thống.
- Tăng cƣờng nghiên cứu để đƣa ra những gói sản phẩm đa dạng, hợp lý hơn, với nhiều hình thức ƣu đãi về lãi suất, phí giao dịch.
- Vietcombank nên đƣa ra những biểu mẫu, chứng từ có hƣớng dẫn cụ thể hoặc có các nội dung dễ hiểu nhằm giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc soạn hồ sơ và khai báo thông tin; ban hành thêm, chỉnh sửa và thống nhất các mẫu, biểu, các hợp đồng bằng tiếng Anh,hoàn chỉnh các mẫu biểu về kiểm tra sử dụng vốn, tài sản bảo đảm… nhằm hạn chế rủi ro về mặt pháp lý.
- Vietcombank cần phải đầu tƣ hơn nữa các phần mềm công nghệ, chƣơng trình máy tính để có thể cập nhật, thống kê nhanh và chuẩn xác các số liệu liên quan đến các hoạt động tín dụng, giúp các chi nhánh có cơ sở phân tích, đánh giá những biến động, từ đó phát hiện đƣợc các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có chính sách điều chỉnh, chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra.
- Nâng cấp hệ thống quản lý tài sản bảo đảm toàn hệ thống của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhất công tác định giá tài sản bảo đảm của cán bộ tín dụng, cũng nhƣ hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sản bảo đảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Hội đồng Nhà nƣớc, 1990. Pháp lệnh Ngân hàng. Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Mùi, 2008. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Tài chính. 4. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, 2013. Sổ tay tín dụng. Hà Nội. 5. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, 2008. Quy trình tín dụng
doanh nghiệp. Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Hóa, 2017. Báo cáo Hội nghị
Người lao động. Thanh Hóa.
7. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Hóa, 2015, 2016, 2017. Báo
cáo thống kê tín dụng doanh nghiệp, Thanh Hóa.
8. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Hóa, 2015, 2016, 2017. Báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. Thanh Hóa.
9. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Hóa, 2017. Biên bản họp Ban lãnh đạo. Thanh Hóa.
10. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, 2015, 2016, 2017. Báo cáo thường
niên. Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, 2010. Cẩm nang tín dụng. Hà Nội. 12. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các TCTD sửa
đổi, bổ sung. Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
13. Peter Rose, 1999. Commercial Bank Management. Mc. Graw - Hill, United