Kiểm tra sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 76 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá công tác quản lý tín dụng tại Vietcombank Thanh Hóa

3.3.3. Kiểm tra sử dụng vốn vay

Kiểm tra sử dụng vốn vay là một bƣớc quan trọng trong quản lý tín dụng tại các Ngân hàng TMCP. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay đƣợc đánh giá là chƣa hiệu quả. Các cán bộ tín dụng chỉ thực hiện kiểm tra khi đƣợc nhắc nhở và mang hình thức đối phó, chất lƣợng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chƣa đảm bảo yêu cầu. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay chỉ mang tính chủ động một phía từ Ngân hàng, không có áp lực từ khách hàng, do đó chất lƣợng kiểm tra sẽ không đƣợc đảm bảo nếu cán bộ tín dụng không có ý thức thực hiện nghiêm túc.

Bảng 3.15 Thời gian khách hàng đƣợc kiểm tra sử dụng vốn vay

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh tăng (%) 2016/15 2017/16

Kiểm tra 3 tháng 1 lần % 4.3 5.1 4.8 19 -6

Kiểm tra từ 06 tháng đến

01 năm % 65.5 70.7 77.6 13 5

Chƣa đƣợc kiểm tra % 30.2 24.2 17.6 -30 -17

Qua tổng hợp báo cáo tình hình kiểm tra sử dụng vốn vay của bộ phận Quản lý nợ các năm 2015-2017, tỷ lệ khách hàng chƣa đƣợc kiểm tra có giảm, đồng nghĩa với việc khách hàng đƣợc kiểm tra tăng lên. Nhƣng nguyên nhân tăng đƣợc cho là do áp lực từ phía ban lãnh đạo VCB Thanh Hóa và yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm toán trong năm. Về phía ban lãnh đạo VCB Thanh Hóa, từ ban giám đốc đến các lãnh đạo phòng đều đã ý thức đƣợc rủi ro trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đã có những động thái tích cực đôn đốc cán bộ tăng cƣờng kiểm tra, do đó tỷ lệ khách hàng đƣợc kiểm tra sử dụng vốn vay có cải thiện, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc triệt để. Chất lƣợng kiểm tra sử dụng vốn vay không đƣợc chặt chẽ khi chỉ dựa hoàn vào ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng, chỉ khi khách hàng xảy ra nợ xấu, nợ có vấn đề thì chất lƣợng kiểm tra sử dụng vốn vay hay lịch sử kiểm tra mới đƣợc xem

xét và đánh giá. Trong khi nếu làm tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn thì sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều rủi ro khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích để có những biện pháp xử lý thu nợ kịp thời.

3.3.2 Công tác thu hồi nợ vay

Khi nói đến công tác thu hồi nợ vay, không chỉ nhắc đến việc thu hồi nợ gốc của khách hàng mà còn rất nhiều những nghiệp vụ liên quan đến công tác thu hồi nợ cần phải chú ý.

Bảng 3.16: Ý kiến đánh giá của đối tƣợng điều tra về công tác thu nợ và thanh lý hợp đồng

Các biến điều tra

Ý kiến đánh giá (%) Trung bình Giá trị kiểm định Sig. Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý

Giao dịch viên tác nghiệp thu

nợ nhanh chóng 3,0 6,1 29,1 48,5 13,3 3,63 3,5 0,064

Thời gian Ngân hàng bàn giao lại tài sản bảo đảm sau khi khách hàng thanh lý hợp đồng là hợp lý 3,0 7,3 32,1 47,9 9,7 3,54 3,5 0,566 Thủ tục mƣợn tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện nhanh chóng 3,6 6,7 18,2 55,2 16,4 3,74 3,5 0,001 Ngân hàng luôn hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn 3,6 7,3 28,5 46,1 14,5 3,61 3,5 0,153 Cán bộ tín dụng cung cấp số liệu nợ gốc, lãi chính xác 3,0 7,9 32,7 45,5 10,9 3,53 3,5 0,635

Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS

Kết quả ở bảng cho thấy đánh giá của các đối tƣợng điều tra về các tiêu chí đƣa ra tƣơng đối tốt, điểm trung bình trong đánh giá ở mức bằng và lớn hơn 3,5 điểm. Qua đó có thể thấy rằng ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ và thanh lý hợp

đồng nhanh chóng, chính xác. Có thể hiểu đƣợc điều này bởi đa số cán bộ tại Vietcombank Thanh Hóa tuổi đời còn khá trẻ, tuy kinh nghiệm còn chƣa nhiều nhƣng họ có trình độ, có sự nhiệt huyết và nhanh nhẹn trong công việc, đáp ứng đƣợc khá tốt nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, công tác thu hồi nợ gốc cũng là một vấn đề mà Vietcombank Thanh Hóa cần phải chú ý nhiều hơn nữa, đặc biệt là tình trạng khách hàng bị nhảy nhóm nợ do trả nợ không đúng hạn mà lỗi thuộc về phía chủ quan của Ngân hàng hay cụ thể hơn là của cán bộ khách hàng. Qua báo cáo của bộ phận Quản lý nợ, vẫn còn hiện tƣợng cán bộ quên nhắc khách hàng lịch trả nợ, hoặc khi khách hàng có yêu cầu thu nợ nhƣng chƣa kịp xử lý dẫn đến việc khách hàng bị nhảy nhóm thành nợ quá hạn. Tình trạng này hoàn toàn có thể chủ động khắc phục nếu cán bộ khách hàng ý thức và cẩn thận hơn trong công tác thu nợ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng bị nợ quá hạn, và công tác thu hồi, xử lý nợ quá hạn cũng luôn đƣợc Vietcombank Thanh Hóa ƣu tiên thực hiện. Cán bộ tín dụng Vietcombank Thanh Hóa đã phối hợp cùng với ban lãnh đạo chi nhánh chủ động gặp gỡ, sát sao các khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không có nguồn trả nợ, cùng tìm phƣơng án tháo gỡ; thực hiện cơ cấu, gia hạn nợ cho khách hàng khi thấy khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ.

Bảng 3.17: Tình hình nợ quá tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh tăng (%) 2016/15 2017/16 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 943.102 2.658.323 5.286.162 182 99 Tổng nợ quá hạn Triệu đồng 88.585 35.733 81.259 -60 127 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ % 9 1 1,5 - - Tổng nợ quá hạn đối với doanh nghiệp

Triệu

đồng 85.385 33.570 79.699 -61 137

Tỷ lệ nợ quá hạn

DN/Tổng nợ quá hạn % 96 94 98 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2015, 2016, 2017

Qua bảng trên cho thấy, nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Hóa đang có xu hƣớng giảm năm 2016, tuy nhiên lại tăng mạnh trở lại trong năm 2017. Năm 2017, tuy tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ tăng nhẹ, nhƣng xét về doanh số, nợ quá hạn tăng 45.526 triệu đồng. Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn đã đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ giảm còn dƣới 2% so với dƣ nợ. Nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng từ 94% - 98%, điều này một phần xuất phát từ nguyên do tỷ trọng dƣ nợ của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Thanh Hóa là khá lớn, năm 2015, dƣ nợ doanh nghiệp chiếm đến 82% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh, và năm 2017 tỷ lệ này là 91%; bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa mặc dù đã đƣợc chi nhánh sàng lọc kỹ trƣớc khi cho vay nhƣng do ảnh hƣởng của biến động kinh tế, trong quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không kiểm soát đƣợc hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và nguồn tài chính nên đã rơi vào tình trạng khó khăn, một số chỉ hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo dài, ít có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Hóa

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2015, 2016, 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)