Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 82 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Tồn tại và nguyên nhân

3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh của các Ngân hàng trên cùng địa bàn, mà chủ yếu là BIDV và Vietinbank dẫn đến việc tiếp cận khách hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những khách hàng có chất lƣợng tín dụng tốt. Đơn vị: Triệu đồng 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000

Vietinbank BIDV Agribank VCB

2015 2016 2017

Biểu đồ 3.5: Dƣ nợ tín dụng tại các Ngân hàng trên địa bàn

Nguồn: Báo cáo hoạt động của các tổ chứ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của NHNN các năm 2015, 2016, 2017

Không kể đến dƣ nợ vƣợt trội của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, số thị phần còn lại là sự cạnh tranh của Vietinbank, BIDV, VCB và các ngân hàng TMCP khác. Dƣ nợ tín dụng của VCB Thanh Hóa năm 2017 đã có sự tăng trƣởng rõ rệt so với năm 2016 và 2015, thậm chí đã vƣợt dƣ nợ của Vietinbank và BIDV Thanh Hóa. Tuy nhiên, dƣ nợ tín dụng của VCB Thanh Hóa vẫn chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn nhƣ Tổng công ty ĐTXD và TM Anh phát với dƣ nợ 967.296 triệu đồng hay Công ty THNH BT Thọ Xuân dƣ nợ 1.491.136 triệu đồng trên tổng dƣ nợ 5.286.162 triệu đồng của Vietcombank Thanh Hóa tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2017; do đó phần tín dụng còn lại của VCB Thanh Hóa đối với các khách hàng trên địa bàn là không đáng kể và không thể so sánh với số lƣợng khách hàng của Vietinbank và BIDV Thanh Hóa. Bên cạnh đó, Vietinbank Thanh Hóa

cũng nhƣ các ngân hàng TMCP trên địa bàn hiện đang có rất nhiều chính sách cạnh tranh lãi suất cho vay với nhiều chƣơng trình ƣu đãi nhằm tiếp cận, lôi kéo những khách hàng tốt, vì vậy để lôi kéo, giữ chân khách hàng, các cán bộ tín dụng của VCB Thanh Hóa phải thực hiện biện pháp chăm sóc nhƣ cho khách hàng nợ hồ sơ, điền hồ sơ hộ khách hàng, giải ngân khi chƣa có hồ sơ gốc…Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng nhƣng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng khi khách hàng xảy ra sự cố hoặc có ý đồ lừa đảo.

Bên cạnh việc phải linh hoạt cho khách hàng để cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trên địa bàn, bộ phận tín dụng VCB Thanh Hóa còn phải tuân thủ quy trình phê duyệt tín dụng, quy trình giải ngân rất chặt chẽ từ Trụ sở chính. Và hiện tại quy trình phê duyệt tín dụng, quy trình giải ngân vẫn đang còn phụ thuộc nhiều vào trụ sở chính, dẫn đến ảnh hƣởng đến thời gian cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ khách hàng. Tại chi nhánh, hạn mức phê duyệt tín dụng tối đa mà hội đồng tín dụng đƣợc phép phê duyệt là dƣới 45 tỷ, hạn mức từ 45 tỷ trở lên phải trình lên Phòng phê duyệt tín dụng của Trụ sở chính. Các khoản cho vay đƣợc phê duyệt tại Trụ sở chính Vietcombank phải qua nhiều bƣớc, mất khá nhiều thời gian. Trong thời gian đợi phê duyệt, nhiều khách hàng đã không đủ kiên nhẫn và hệ quả là đã chuyển sang TCTD khác để rút vốn cho kịp tiến độ của phƣơng án, dự án.

- Nguyên nhân chủ quan.

Trong giai đoạn tỉnh Thanh Hóa đang mở rộng thu hút đầu tƣ tại các khu công nghiệp lớn trong tỉnh, nhiều dự án mọc lên kéo theo là nhu cầu vốn của các chủ đầu tƣ. Dƣới sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều TCTD trên địa bàn, Vietcombank Thanh Hóa vẫn đang còn thiếu và yếu trong việc tìm kiếm, thu hút những dự án, khách hàng lớn, cán bộ tín dụng không có nhiều kinh nghiệm nên chƣa có sự nhạy bén, nhanh nhạy trong việc tiếp cận khách hàng.

Cùng với đó là việc mất cân đối trong bố trí nhân sự ở bộ phận Quản lý nợ và Kế toán tiền vay làm chậm tiến độ giải ngân, hồ sơ ùn tắc, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ tín dụng nói chung.

Cán bộ tín dụng chƣa nhận thức rõ đƣợc rủi ro trong việc cho khách hàng nợ hồ sơ hay soạn hồ sơ vay vốn thay khách hàng. Quy trình tín dụng tại Vietcombank đã quy định rõ nhiệm vụ của mỗi bên, điều này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, tránh những hậu quả không đáng có về sau, nhƣng bản thân các bán bộ tín dụng vẫn không tuân thủ theo quy định.

Việc tuyển dụng cán bộ trẻ tuổi với độ tuổi trung bình là 23, và chủ yếu là các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, hầu nhƣ chƣa có nhiều kinh nghiệm lại đƣợc tuyển vào một bộ phận quan trọng nhƣ tín dụng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ cũng nhƣ làm giảm chất lƣợng hồ sơ khi trình cấp tín dụng.

Số lƣợng cán bộ tín dụng ít (12 cán bộ tín dụng) so với số lƣợng 1.650 khách hàng, trong khi lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày một nhiều khiến cho công việc bị quá tải, cán bộ tín dụng từ đó sẽ thiếu đi tinh thần trách nhiệm và thái độ chăm sóc khách hàng, công tác hỗ trợ, tƣ vấn sản phẩm dịch vụ cho khách hàng sẽ không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng, từ đó sẽ tác động làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay chƣa đƣợc thực hiện định kỳ và đột xuất, cán bộ tín dụng chƣa có ý thức trách nhiệm trong khâu này. Cán bộ nếu xem nhẹ khâu này sẽ rất rủi ro, bởi khách hàng đƣợc đánh giá tốt tại thời điểm vay vốn không có nghĩa là trong suốt thời gian sử dụng vốn của ngân hàng, khách hàng vẫn tốt nhƣ thế. Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội hay chính bản thân khách hàng là điều rất khó lƣờng trƣớc, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm tình hình kinh doanh của khách hàng diễn biến theo hƣớng khác.

Chính sách chăm sóc khách hàng tại Vietcombank không nhận đƣợc đánh giá cao. Phí giao dịch thực hiện máy móc và không linh hoạt,lãi suất vay chƣa đa dạng do không có nhiều gói lãi suất cũng nhƣ loại hình vay; ngân hàng đang còn khá thận trọng trong việc xử lý lãi suất đối với khách hàng gặp khó khăn.

Kết luận chƣơng 3

Chƣơng 3 của luận văn đã phản ánh trực trạng quản lý tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, những mặt hạn chế còn tồn tại, cũng nhƣ những rủi ro Vietcombank Thanh Hóa có thể gặp phải trong quá trình quản lý tín dụng. Qua đó, ngƣời đọc thấy đƣợc vai trò quan trọng của công tác quản lý tín dụng trong hoạt động của các NHTM.

Chƣơng 3 của luận văn cũng đã phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới những hạn chế còn tồn tại mà Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên Viecombank Thanh Hóa cần khắc phục trong thời gian tới để có thể hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng quản lý tín dụng của Chi nhánh, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra do các yếu tố chủ quan, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của Chi nhánh và của toàn hệ thống Vietcombank.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)