Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đến năm 2020 (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu

2.3.1. Số liệu và thu thập số liệu

2.3.1.1. Số liệu

Luận văn đƣợc thực hiện thông qua sử dụng hai nguồn số liệu là sơ cấp và thứ cấp.

Số liệu thứ cấp: Luận văn đƣợc hoàn thiện trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê từ Báo cáo tổng hợp về công tác đào tạo, Báo cáo tài chính và Báo cáo thƣờng niên các năm 2013 đến năm 2015 của PTI; Các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các tài liệu, các báo, tạp chí đã đƣợc xuất bản, internet, các kết quả của một số công trình nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố.

Số liệu sơ cấp: Luận văn thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện.

2.3.1.2. Thu thập số liệu

Việc thu thập tài liệu sơ cấp giúp trả lời, xác minh cụ thể các câu hỏi nghiên cứu. Tác giả thu thập số liệu sơ cấp qua hai hình thức: phiếu điều tra và phỏng vấn.

Bảng hỏi đƣợc thiết kế thành phiếu điều tra, bao gồm các câu hỏi để lấy ý kiến về đánh giá của các CBNV thuộc PTI về nhu cầu đào tạo và thực trạng công tác đào tạo cũng nhƣ các ý kiến đề xuất khác để xem xét, phân tích mức độ đáp ứng của công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện tại của PTI.

Đối tượng điều tr

Phiếu điều tra đƣợc gửi tới các CBNV tại các phòng ban Tổng công ty và các Công ty thành viên. Từ đấy thu thập, tổng hợp phiếu điều tra, xử lý số liệu trên word và excel để thu thập kết quả về mức độ hiệu quả của công tác đào tạo tại PTI.

Mẫu điều tr

Cỡ mẫu: đƣợc tính toán theo công thức Taro Yamane (1967) n = N/(1+N. ε2)

Trong đó: n là cỡ mẫu ƣớc lƣợng

N là số lƣợng quần thể nghiên cứu, N = 1580 ε là sai số, chọn ε = 0.05

Từ công thức trên tác giả tính đƣợc n = 319

Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 319 CBNV, để trừ hao trƣờng hợp không liên lạc đƣợc với ngƣời cần điều tra hay một số ngƣời không trả lời câu hỏi tác giả tăng cỡ mẫu điều tra là 400 CBNV.

Nội dung điều tr và bảng câu hỏi điều tr

Dựa trên mục đích là điều tra mức độ hiệu quả của công tác đào tạo, phiếu điều tra sẽ đƣợc thiết kế dựa trên quy trình đào tạo. Phiếu điều tra đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu về sự đánh giá của học viên về:

- Công tác đánh giá nhu cầu đào tạo tại PTI. - Công tác xác định mục tiêu đào tạo.

- Công tác xác định và lựa chọn đối tƣợng đào tạo. - Công tác lập kế hoạch đào tạo.

- Công tác tiến hành đào tạo và điều chỉnh sau đào tạo (nếu cần). Nội dung phiếu điều tra đƣợc thể hiện trong phụ lục 1.

Sau khi xác định xong đối tƣợng, và thiết kế xong phiếu điều tra, tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra cho các đối tƣợng đƣợc lựa chọn thông qua sự giúp đỡ của lãnh đạo Ban TCNSĐT Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện, cán bộ phụ trách đào tạo của tổng công ty và các công ty thành viên.

Số phiếu điều tra đƣợc gửi tới CBNV thông qua sự giúp đỡ của ban Tổ chức nhân sự đào tạo PTI, các phiếu đƣợc chuyển tới CBNV ở trụ sở PTI và 36 công ty thành viên, sau đó thu về tập hợp và gửi tới cho tác giả nghiên cứu.

Số lƣợng phiếu phát ra: 400 Phiếu Số lƣợng phiếu thu về : 358 Phiếu Số phiếu hợp lệ: 322 Phiếu

Số phiếu không hợp lệ: 36 Phiếu (Do thiếu thông tin hoặc người hỏi không trả lời đầy đ )

Sau khi thu thập các phiếu trả lời gửi về, tiến hành tổng hợp số liệu thu đƣợc qua word, excel để xử lý dữ liệu và thu đƣợc kết quả cần điều tra.

b. Thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vấn:

Đối tượng phỏng vấn: Việc phỏng vấn chỉ đƣợc thực hiện với Ban lãnh đạo/quản lý của PTI và Cán bộ phụ trách đào tạo ở Ban TCNSĐT nhằm tìm hiểu những vấn đề chƣa đƣợc thể hiện r trong bảng hỏi, đặc biệt là nguyên nhân của các hiện tƣợng:

Việc phỏng vấn đƣợc thực hiện tại trụ sở của PTI với đối tƣợng là một số lãnh đạo cấp cao (Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc), cán bộ phụ trách đào tạo ở Ban TCNSĐT và Trƣởng phó các phòng ban. Nhằm tìm hiểu những vấn đề chƣa đƣợc thể hiện r trong bảng hỏi.

Nội dung phỏng vấn

Nội dung phỏng vấn đƣợc xây dựng nhằm thu thập thông tin liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu về công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện tại của đơn vị, nhƣ: Xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, đối tƣợng đào tạo nhƣ thế nào, lựa chọn phƣơng pháp đào tạo nào,... đối với nhân sự của đơn vị.

Dựa trên nội dung câu hỏi tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng nên bộ câu hỏi phỏng vấn – Phụ lục 02.

Thời gi n phỏng vấn:

Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.

2.3.2. Phân tích số liệu

2.3.2.1. Dữ liệu định tính

Thực hiện thông qua 3 bƣớc (i) Phân loại hiện tƣợng, (ii) mô tả hiện tƣợng và (iii) kết nối bản chất các hiện tƣợng với nhau.

(i) Phân loại hiện tƣợng: Tổng hợp, sắp xếp các dữ liệu thành từng nhóm có đặc tính chung.

(ii) Mô tả hiện tƣợng: Mô tả sâu và phân tích logic những nhóm dữ liệu thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu nhằm phán đoán ra bản chất các hiện tƣợng liên quan đến câu hỏi nghiên cứu cần trả lời.

(iii) Kết nối bản chất các hiện tƣợng: Là việc liên kết các phán đoán về bản chất các hiện tƣợng thành một hệ thống có logic để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

2.3.2.2. Dữ liệu định lượng

Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học. Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng điều tra nhƣ giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm nhằm làm sáng tỏ những tiêu chí đã đƣợc xây dựng trong phiếu điều tra.

2.3.2.3. Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu

Từ kết quả phân tích dữ liệu tác giả tổng hợp, tham vấn ý kiến chuyên gia qua việc tham khảo ý kiến, tƣ vấn của các Thầy, Cô trong khoa Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và giảng viên hƣớng dẫn TS. Hồ Chí Dũng. Thông qua những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô trong khoa và giảng

viên hƣớng dẫn, tham khảo các ý kiến của Ban lãnh đạo PTI và cán bộ phụ trách công tác đào tạo thuộc Ban TCNSĐT từ đó tìm ra những thành tựu và những hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của các hạn chế về công tác đào tạo nguồn nhân lực của PTI; Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp PTI.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƢU ĐIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đến năm 2020 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)