Tổng quan về nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đến năm 2020 (Trang 64 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện

3.1.5. Tổng quan về nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu

Quy mô l o động hiện có

Trong giai đoạn 2013 - 2015 số lƣợng lao động tại PTI tăng lên nhanh chóng, từ 1.050 ngƣời tại thời điểm 31/12/2013, đến 31/12/2015 lên 1.580 ngƣời (tăng 1,5 lần). PTI đã tuyển dụng đƣợc nhiều nhân lực có chất lƣợng bổ sung thêm đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đặc biệt trong 2 năm 2014, 2015 PTI đã tuyển dụng nguồn chất lƣợng cao đƣợc đào tạo bài bản, có nghiệp vụ tốt, có khả năng kinh doanh cao bổ sung cho đội ngũ cán bộ và lãnh đạo chủ chốt các đơn vị khoảng 65 ngƣời.

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng lao động hiện có giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn số liệu: B n Tổ chức - Nhân sự - Đào tạo PTI) Trình độ đội ngũ l o động

Xét theo trình độ, giai đoạn 2013 -2015, đội ngũ lao động tại PTI có trình độ khá cao, tính chung khoảng 70% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, 20% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp, 10% cán bộ ở trình độ khác (sơ cấp, tốt nghiệp THPT…). Cơ cấu trình độ lao động có sự thay đổi so với 3 năm trƣớc theo chiều hƣớng tăng dần cán bộ có trình độ đại học, giảm dần cán bộ có trình độ trung cấp. Nhìn chung đội ngũ lao động tại PTI đƣợc đào tạo tƣơng đối bài bản tại các trƣờng Đại học, đƣợc tham gia nhiều khóa đào tạo về bảo hiểm và các kỹ năng khác. Tuy nhiên, số lao động đƣợc đào tạo chính quy chuyên ngành bảo hiểm không nhiều, chỉ chiếm khoảng 25% tổng số lao động đào tạo, số cán bộ chuyên gia đầu ngành về bảo hiểm chỉ từ 15 - 20 ngƣời.

Bảng 3.2: Số lƣợng lao động hiện có theo trình độ giai đoạn 2013 - 2015

STT Phân loại theo trình độ

2013 2014 2015 Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) 1 Đại học và trên ĐH 734 69,9 828 68,9 1.111 70,3 2 Cao đẳng, trung cấp 213 20,3 235 19,6 327 20,7 3 Khác 103 9,8 139 11,6 142 9,0 CỘNG 1.050 100 1.202 100 1.580 100

(Nguồn số liệu: B n Tổ chức - Nhân sự - Đào tạo PTI) Cơ cấu l o động hiện có

* Cơ cấu theo giới tính

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu lao động hiện có theo giới tính giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn số liệu: B n Tổ chức - Nhân sự - Đào tạo PTI)

Lao động tại PTI có lợi thế là tỷ lệ nam khá cao. Số lƣợng nam chiếm 58% và nữ chiếm 42%, tuy nhiên sự chênh lệch không lớn lắm. PTI cần phải xem xét

hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Ngoài ra cần phải có sự nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm lý, quan điểm, của từng giới, đặc điểm công việc để có hƣớng đào tạo đúng đắn nhất.

* Cơ cấu theo độ tuổi

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

(Nguồn: B n Tổ chức –Nhân sự - Đào tạo PTI)

Lao động tại PTI phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết. Số lao động dƣới 30 tuổi chiếm khoảng 34% tổng số lao động. Số lao động trong độ tuổi 30-40 chiếm gần 40%. Đây cũng đƣợc coi là điều kịên thuận lợi đối với sự phát triển trong tƣơng lai của PTI. Nguồn nhân lực trẻ thể hiện tính chất năng động, tạo ra một bầu không khí làm việc tích cực, tuổi trẻ có lợi thế dễ tiếp thu kiến thức về khoa học công nghệ, thích nghi một cách nhanh chóng với môi trƣờng làm việc mới. Nhƣng hạn chế của đội ngũ nhân viên trẻ đó chính là thiếu kinh nghiệm, ƣa mạo hiểm, trong một số trƣờng hợp, đây trở thành yếu tố cản trở hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Vì vậy công ty phải có những chính sách, hoạt động nhằm phát huy tối đa những ƣu điểm và hạn chế những điểm yếu để họ có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Đặc biệt là công tác đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức, nhƣ đƣa ra chƣơng trình đào tạo có nội dung phù hợp, phƣơng pháp truyền đạt, kiến thức giảng dạy phải đƣợc xây dựng dựa vào đặc điểm của những ngƣời trẻ tuổi cũng nhƣ những đối

tƣợng khác tham gia đào tạo. Mặt khác với cơ cấu lao động trẻ nhƣ vậy cần chú trọng công tác đào tạo dài hạn vì những ngƣời trẻ có nhiều cơ hội để đƣợc đào tạo và cống hiến, khác với đội ngũ lao động trên 50 tuổi, thời gian cống hiến của họ không còn nhiều. Do đó công tác đào tạo cần có chiến lƣợc r ràng cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.

* Cơ cấu theo chức năng

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động hiện có theo tính chất lao động Giai đoạn 2013 - 2015

STT Phân loại theo tính chất lao động 2013 2014 2015 Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%)

1 Lao động gián tiếp 330 31,4% 363 30,2% 507 32,1%

2 Lao động trực tiếp 720 68,6% 839 69,8% 1.071 67,9%

CỘNG 1.050 100 1.202 100 1.580 100

(Nguồn số liệu: B n Tổ chức - Nhân sự - Đào tạo PTI)

Qua số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp (khối tạo ra doanh thu) với lao động gián tiếp (khối không trực tiếp tạo ra doanh thu) tại PTI là 68/32 đây là tỷ lệ chƣa cân đối vì số lao động khối gián tiếp khá đông (đặc biệt nhóm tổ chức hành chính, kế toán chiếm gần 20%). Tỉ lệ này cho thấy, cứ 2 nhân viên thì sẽ có 1 ngƣời quản lý. Đây là tỉ lệ tƣơng đối thấp, cho phạm vi quản lý hẹp, nhƣ vậy có thể dẫn đến tình trạng bộ máy vận hành thiếu linh hoạt và tốn chi phí. Đặc biệt trong ngành đặc thù nhƣ bảo hiểm thì đây là hạn chế rất lớn đối với hoạt động của công ty. Theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới, để đạt hiệu quả cao thì mỗi ngƣời quản lý chỉ nên giám sát từ 5 đến 7 nhân viên dƣới quyền. Trong tƣơng lai PTI cần có kế hoạch phù hợp tinh giản bớt lực lƣợng lao động gián tiếp và tăng tỷ trọng lao động ở bộ phận trực tiếp kinh doanh, đồng thời nâng cao chất lƣợng lao động quản lý thông qua đào tạo để có một cơ cấu hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đến năm 2020 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)