Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ nhân lực của ngân hàng hợp tác xã việt nam đối với các chi nhánh tại địa phương (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc đã đƣợc tác giả quy ƣớc sẵn.

Quy trình điều tra bảng hỏi:

Hình 2.2 Quy trình điều tra bảng hỏi

(Nguồn: Tác giả đề xuất) Cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đây là bƣớc cần thiết cơ bản để đảm bảo tất cả các câu hỏi đƣợc đƣa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

XÂY DỰNG BẢNG HỎI

PHỎNG VẤN THỬ THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA

ĐIỀU CHỈNH BẢNG HỎI

THỰC HIỆN KHẢO SÁT

XỬ LÝ DỮ LIỆU

CÓ LỖI

Bƣớc 2: Xác định đối tƣợng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến

Mỗi nghiên cứu sẽ có đối tƣợng nghiên cứu riêng, do đó cần phải xác định rõ đâu là đối tƣợng khảo sát, mục tiêu khảo sát để thu đƣợc các dữ liệu cần thiết.

Bƣớc 3: Xác định cách thức thu thập dữ liệu

Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp:

- Với kênh trực tiếp, tác giả sẽ đến gặp đối tƣợng khảo sát và yêu cầu/ nhờ họ trả lời bảng hỏi. Cách này mất thời gian và công sức hơn, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả ngay tức thì với số lƣợng bảng hỏi đƣợc trả lời khá nhiều và nguồn dữ liệu thu đƣợc thƣờng có độ tin cậy cao hơn.

- Với kênh gián tiếp, tác giả có thể gửi bảng hỏi online tới các đối tƣợng khảo sát qua email hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với cách này, tác giả sẽ không mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả lời thƣờng thấp và dữ liệu thu đƣợc có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan (ngƣời trả lời hiểu sai hoặc không hiểu rõ câu hỏi...). Bƣớc 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi

Ở bƣớc này, tác giả cần xác định các câu hỏi cần thiết trong bảng hỏi. Đó là những câu hỏi có thể thu đƣợc những dữ liệu cần thiết để trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

Bƣớc 5: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia

Một bảng hỏi đƣợc thiết kế với “phiên bản đầu” thƣờng có thể gặp các lỗi nhƣ câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc bị hiểu sai… Do đó, tác giả cần khảo sát thử với một số lƣợng nhất định nằm trong nhóm đối tƣợng mục tiêu thông qua các cách thu thập đã xác định ở bƣớc 3 nhằm phát hiện ra những lỗi này. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kế bảng hỏi là điều cần thiết để có một bảng hỏi tốt.

Cụ thể, tác giả đã khảo sát thử với quy mô mẫu là 25 cán bộ của phòng Kế toán – Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hà Tây nhằm giúp bảng hỏi có tính thực tiễn, loại bỏ những câu hỏi thừa, câu hỏi khó hiểu.

Bƣớc 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

Thực hiện xong bƣớc 5, tác giả sẽ có những điều chỉnh cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh này nhằm khắc phục các lỗi mà ngƣời khảo sát thử hoặc các chuyên gia đã góp ý.

Bƣớc 7: Thực hiện khảo sát

Sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo sát. Lúc này, bảng hỏi sẽ không chỉnh sửa hay điều chỉnh thêm để đảm bảo sự nhất quán trong dữ liệu thu thập.

Thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu:

Bảng câu hỏi dùng để khảo sát gồm 18 câu hỏi, chia thành 2 phần. Phần 1 có 6 câu hỏi về thông tin cá nhân nhƣ giới tính, trình độ học vấn, vị trí làm việc tại NHHTX Chi nhánh Hà Tây. Đây là các thang đo định danh nhằm phân loại đối tƣợng và đánh giá sự khác nhau giữa các nhóm khảo sát về chất lƣợng công tác đãi ngộ tại NHHTX Chi nhánh Hà Tây.

Phần 2 gồm 12 câu hỏi đánh giá mực độ hài lòng của nhân viên đối với chính sách đãi ngộ của NHHTX chi nhánh Hà Tây nhƣ tiền lƣơng, phúc lợi, đào tạo và phát triển…

Thang đo Likert 5 bậc đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ hài lòng của nhân viên NHHTX chi nhánh Hà Tây từ các phát biểu trong bảng câu hỏi, cụ thể nhƣ sau:

1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý

3 – Bình thƣờng 4 – Đồng ý

(Chi tiết các câu hỏi khảo sát tại Phụ lục 01 và kết quả tại Phụ lục 06) Ngoài ra, tác giả đƣa 01 câu hỏi mở nhằm khuyến khích nhân viên của Chi nhánh Hà Tây đƣa ra quan điểm cá nhân góp phần hoàn thiện hệ thống đãi ngộ nhân lực tại Chi nhánh này.

Quy mô mẫu

Trong nghiên cứu này tác giả lấy mẫu là 105 phiếu tƣơng ứng với 105 ngƣời lao động trong NHHTX chi nhánh Hà Tây. Thời gian thực hiện điều tra là 10 ngày (từ 01/02/2018 – 10/02/2018).

2.2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các nguồn thu thập dữ liệu: qua sách báo, internet, hệ thống các văn bản, số liệu từ bộ phận nhân sự thuộc phòng Hành chính của NHHTX Việt Nam. Thu thập dữ liệu từ phòng kế toán về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các số liệu liên quan đến việc thực hiện các chính sách đãi ngộ tài chính của ngân hàng này đối với ngƣời lao động. Thu thập dữ liệu từ bộ phận nhân sự về các chính sách đãi ngộ đã, đang và sẽ áp dụng, các căn cứ để xây dựng chính sách, điều kiện áp dụng các chính sách đối với ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ nhân lực của ngân hàng hợp tác xã việt nam đối với các chi nhánh tại địa phương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)