CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHHTX Việt Nam
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng hợp tác Việt Nam đã triển khai đồng bộ các hoạt động, sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận cho đơn vị. Cho đến nay bằng sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống, Ngân hàng hợp tác đã có sự phát triển về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng của các sản phẩm dịch vụ, từng bƣớc đổi mới phù hợp nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ nhằm mang tới cho khách hàng những tiện ích nhất.
3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.1 Kết quả huy động vốn của NHHTX Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2013 12/31/2014 12/31/2015 31/12/2016 31/12/2017 Tổng nguồn 14.872 17.619 20.736 22.389 27.068
1. Vốn CSH 2.409 2.534 2.604 3.474 3.608 2. Vốn huy động 9.298 10.879 14.208 15.708 19.079
Tiền gửi dân cƣ và
các TCKT 4.664 4.824 6.051 7.058 7.528 Tiền gửi QTDND 4.634 5.355 7.657 8.034 10.115 Tiền gửi của các tổ
chức tín dụng khác 0 700 500 616 1.436
3. Vốn vay 2.195 3.250 2.926 2.086 3.066 4. Vốn khác 970 956 998 1.121 1.315
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Hợp tác 2013-2017)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn khá nhanh, tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng nguồn vốn của ngân hàng hợp tác đạt: 17.619 (Tỷ đồng) tăng 18,48 so với cùng kỳ 31/12/2013. Trong đó vốn huy động 10. 879 tỷ đồng, tăng 1.581 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013. Thời điểm 31/12/2017, tổng nguồn vốn của Ngân hàng hợp tác đạt 27.068 tỷ đồng tăng 20,90 so với cùng kỳ 31/12/2016 và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó vốn huy động 19.079 tỷ đồng, tăng 3.371 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016. Nguồn vốn chủ yếu từ vốn huy động, nguồn vốn vay thấp, tính đến 31/12/2017 vốn vay chiếm 11,33 trong tổng nguồn. Điều này cho thấy trong 5 năm trở lại đây NHHTX Việt Nam đã rất chủ động về vốn.
Đây là một thành quả quan trọng mà tập thể và cán bộ ngân hàng hợp tác Việt Nam đạt đƣợc mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp và gặp không ít những khó
khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Ban lãnh đạo của Ngân hàng hợp tác đã thực hiện những chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh lãi suất theo từng giai đoạn biến động của thị trƣờng; qua đó xác định đúng đắn phƣơng châm kinh doanh, phát triển ổn định để bền vững, tạo nên kết quả ấn tƣợng về huy động vốn trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng khác, dần từng bƣớc khẳng định vị thế và hình ảnh của ( co- copbank) trong thời gian qua.
3.1.3.2 Hoạt động cho vay
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác luôn đƣợc chú trọng đảm bảo an toàn cũng nhƣ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, thành quả của công tác huy động vốn đƣợc khẳng định hay không còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay vì hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 3.2 Kết quả dƣ nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Tổng dƣ nợ 11.133 13.865 14.477 16.085 18.195 Dƣ nợ cho vay QTDND 4.392 5.803 4.532 4.579 4.865 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp và cá nhân 6.741 8.062 9.945 11.506 13.330 Nợ xấu 420 327 301 258 242 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ (%) 3,77 2,36 2,08 1.60 1.33
Tính đến 31/12/2014, tổng dƣ nợ của Ngân hàng hợp tác Việt Nam là: 13.865 tỷ đồng, tăng 24,54 so với cùng kỳ năm 2013. Tổng dƣ nợ tại thời điểm 31/12/2015 của Ngân hàng hợp tác đạt 14.477 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2014 là 612 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng tƣơng đối là 4,41 . Tính đến 31/12/2017, tổng dƣ nợ đạt 18.195 cao nhất trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.33 so với tổng dƣ nợ. Trong năm 2016, 2017 Ngân hàng Hợp tác đã làm tốt công tác cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên, luôn đáp ứng kịp thời đối với các QTDND có nhu cầu vốn để cho các thành viên vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ tiêu dùng và đặc biệt đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện chủ trƣơng của chính phủ và NHNN về cho vay nông nghiệp nông thôn, với ý thức trách nhiệm trƣớc QTDND. Năm 2016, 2017 Ngân hàng Hợp tác đã tích cực tìm kiếm nguồn vốn để phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Với chƣơng trình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Hợp tác đã thực hiện giải ngân trực tiếp tới khách hàng tại địa bàn nông nghiệp nông thôn hoặc thông qua các QTDND với lãi suất cho vay ƣu đãi hơn lãi suất cho vay thông thƣờng. Đây là động lực quan trọng giúp thành viên QTDND nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo ra khả năng cạnh tranh mới để sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới, cải thiện đời sống cộng đồng thành viên, củng cố mối liên kết hệ thống, cộng đồng dân cƣ tin tƣởng hơn vào hoạt động của QTDND, các QTDND cũng tin tƣởng và gắn kết hơn với toàn hệ thống.
3.1.3.3 Hoạt động thanh toán chuyển tiền và thẻ
Triển khai công tác thanh toán không dùng tiền mặt theo quyết định số 1131/QĐ-NHNN ngày 30/05/2012 của Thống đốc ngân hàng nhà nƣớc về việc triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn
2011-2015 theo Quyết định số 2453/QĐ- TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tƣớng chính phủ. Ngân hàng Hợp tác đã ban hành kịp thời các văn bản, quy trình nghiệp vụ về thanh toán sau chuyển đổi mô hình, xây dựng và ban hành các cơ chế kiểm soát an toàn cho các giao dịch điện tử chuyển tiền và liên kết thanh toán, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ quy định về chế độ thanh toán của nhà nƣớc. Từng bƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ, các giải pháp bảo mật an toàn trong giao dịch điện tử, đáp ứng yêu cầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử cho hệ thống QTDND tại địa bàn nông thôn, vùng sâu ,vùng xa.
Duy trì hệ thống chuyển tiền điện tử nội bộ hoạt động ổn định phục vụ tốt cho công tác điều hành vốn trong hệ thống, giúp cho công tác điều hòa vốn giữa Ngân hàng hợp tác và QTDND đƣợc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho thành viên và khách hàng. Trong năm 2017 Ngân hàng hợp tác đã mở rộng mạng lƣới thanh toán là 260 điểm giao dịch bao gồm 32 chi nhánh, 70 phòng giao dịch của Ngân hàng hợp tác và 168 QTDND.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Hợp tác tiếp tục duy trì thanh toán qua các kênh: Thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán đa phƣơng, thanh toán bù trừ điện thử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của khách hàng và các QTDND.
Trong toàn hệ thống giao dịch chuyển tiền đi với số món tính đến thời điểm hết 31/12/2017 là: 532.083 món, tăng 35 so với cùng kỳ năm trƣớc, số tiền là 292.075 tỷ đồng tăng 40 so với cùng kỳ năm trƣớc. Chuyển tiền đến là: 370.686 món tăng 36 so với cùng kỳ năm trƣớc với doanh số chuyển tiền đến là 286.005 tỷ đồng tăng 40 so với cùng kỳ năm trƣớc. (Số liệu báo cáo thường niên năm 2017).
Để thúc đẩy hoạt động thanh toán đồng thời hỗ trợ về nguồn vốn thiếu hụt tạm thời trong thanh toán cho các QTDND, Ngân hàng Hợp tác cũng đã
triển khai dịch vụ thấu chi tài khoản thanh toán đối với các QTDND. Trong quý IV/2017 có 180 QTDND đƣợc cấp hạn mức thấu chi với số tiền vay thấu chi 326.5 tỷ đồng, số tiền lãi thấu chi trong năm 2017 là 205 triệu đồng.
Trong năm 2017, Ngân hàng Hợp tác đã phát hành thêm đƣợc hơn 1.500 thẻ ghi nợ, tăng số thẻ ghi nợ nội địa lên gần 10.000 thẻ. Song song với việc đẩy mạnh phát hành, Ngân hàng Hợp tác cũng phát triển thêm nhiều tiện ích trên sản phẩm thẻ. Hiện thẻ của NHHT đã đáp ứng đƣợc các nhu cầu cơ bản của chủ thẻ nhƣ giao dịch rút tiền, truy vấn thông tin tài khoản, giao dịch chuyển khoản nội bộ bằng thẻ, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ…
3.1.3.4 Kết quả kinh doanh
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013-2017 của NHHTX
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 1. Tổng thu nhập 2.160 2.645 3.005 3.834 4.729
1.1. Thu từ hoạt động tín dụng 2.115 2.580 2.926 3.748 4.631 1.2. Thu ngoài tín dụng 45 65 79 86 98
2. Tổng chi phí 2.045 2.502 2.853 3.637 4.509
2.1. Chi lãi tiền gửi 709 847 998 1.125 1.256 2.2. Chi trả lãi tiền vay 764 890 1.014 1.357 1.710 2.3. Chi khác 572 765 841 1.155 1.543
- Trong đó: chi lương 217 269 313 505 729
Kết quả kinh doanh 115 143 152 197 220
(Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2013– 2017 Ngân hàng Hợp tác Việt Nam)
Tổng thu nhập của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đến thời điểm 31/12/2017, toàn hệ thống đạt: 4.729 tỷ đồng tăng 895 tỷ đồng so với năm 2016. Trong đó:
- Thu từ hoạt động tín dụng đạt: 4.631 tỷ đồng, tăng so với năm trƣớc 883 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97,92 tổng thu.
- Thu ngoài tín dụng là 98 tỷ đồng, tăng 12 tỷ so với năm 2016 chiếm 2,07 trong tổng thu.
Tổng chi phí nội bảng năm 2017 đạt 4.509 tỷ đồng, tăng so với năm trƣớc 872 tỷ đồng. Trong đó:
- Chi lãi tiền gửi: 1.256 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,85 trong tổng chi. - Trả lãi tiền vay các đơn vị 1.710 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37.92% trong tổng chi.
- Chi khác (chi về hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản …): 1.543 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,22 trong tổng chi.
Từ bảng số liệu 3.3 cho thấy kết quả hoạt động của toàn hệ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đến thời điểm 31/12/2017 là 220 tỷ đồng, tăng 23 tỷ so với 2016.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rõ tổng thu nhập cũng nhƣ kết quả kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tăng đều qua các năm. Điều chứng tỏ Ngân hàng Hợp tác kinh doanh rất có hiệu quả, do tỷ lệ nợ xấu qua các năm cũng giảm và có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, định hƣớng phát triển Ngân hàng đúng đắn, cùng với sự lỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên. Mặt khác trong bối cảnh các năm này rất nhiều Ngân hàng gặp khó khăn về tài chính và quỹ thu nhập của ngân hàng cũng giảm nhiều so với trƣớc đây. Điều này đáng khích lệ đối toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng HTX.