CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Quy trình xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bước 1: Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi
- Bước 2: Tổng hợp thông tin đã điều tra bằng bảng hỏi
- Bước 3: Phân loại thông tin và đối tƣợng theo các nhóm đã điều tra bảng hỏi
- Bước 4: Xác định các vấn đề đƣợc các đối tƣợng điều tra quan tâm, từ đó xác định các nhân tố ảnh hƣởng.
- Bước 5: Tổng hợp và phân tích các mức độ quan tâm đến các vấn đề đãi ngộ nhân lực của các đối tƣợng đƣợc điều tra.
Phương pháp phân tích
Từ những dữ liệu đã thu thập đƣợc, tác giả tiến hành tổng hợp và phân loại thông tin nhằm phục vụ cho bƣớc phân tích thông tin đƣợc thực hiện một cách dễ dàng. Phƣơng pháp phân tích giúp đƣa ra các nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Thông tin trong quá trình xử lý phải bảo đảm các yêu cầu:
- Thông tin phải đúng, chính xác.
- Thông tin phải đầy đủ.
- Thông tin phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc.
- Thông tin phải kịp thời. Nghĩa là thông tin phải đƣợc thu thập, phản ánh đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này phụ thuộc vào khả năng con ngƣời, trang thiết bị, phƣơng pháp áp dụng.
- Thông tin phải dùng đƣợc. Nghĩa là thông tin phải có giá trị thực sự, thông tin có thể đóng góp vào một trong các công việc nhƣ: thống kê, đánh giá tình hình, có giá trị cho định hƣớng,... Đồng thời thông tin phải đƣợc xử lý để dễ đọc, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ.
Phương pháp so sánh
- Trong luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh các kết quả về hoạt động kinh doanh, tình hình lao động, chất lƣợng công tác đãi ngộ… tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây qua các năm, nhằm rút ra những đặc điểm đặc trƣng, những vấn đề đạt đƣợc và những mặt hạn chế, từ đó phân tích nguyên nhân.
- Ngoài ra, luận văn còn so sánh đánh giá của ngƣời đƣợc khảo sát về thực trạng công tác đãi ngộ nhân lực nhằm rút ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế còn tồn tại trong công tác đãi ngộ tại đây.
Phương pháp tổng hợp
Sau khi phân tích, so sánh những dữ liệu đã thu thập đƣợc, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp nhằm pháp liên kết những mặt, những bộ phận,
những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống dữ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp tổng hợp bao gồm những nội dung sau:
- Sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch cần bổ sung tài liệu.
- Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
- Sắp xếp tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
- Phát hiện vấn đề.
- Giải thích vấn đề.
Cuối cùng, những kết quả thu đƣợc từ việc thống kê, phân tích và so sánh sẽ đƣợc liên kết lại, tạo thành một chỉnh thể để có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CHI NHÁNH TẠI ĐỊA
PHƢƠNG THÔNG QUA THỰC TẾ TẠI CHI NHÁNH HÀ TÂY